Làm mẹ đó là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao cả của người phụ nữ. Nhiều người khao khát được làm mẹ dù phải bỏ ra cả gia tài. Thế nhưng những biến đổi cơ thể trong quá trình mang thai và sau khi sinh con sẽ lấy đi rất nhiều thứ đẹp đẽ của phụ nữ mà trước đó họ không tưởng tượng ra. Đằng sau nụ cười hạnh phúc khi thấy con sinh ra được vẹn tròn, khoẻ mạnh sẽ là những chuỗi " thảm hoạ" mà bất kì người phụ nữ nào cũng phải gánh chịu mà không phải ai cũng hiểu cho được. Hãy cùng vén màn 10 vấn đề thầm kín hay gặp nhất ở phụ nữ sau sinhh nhé.
Làm mẹ đó là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao cả của người phụ nữ. Nhiều người khao khát được làm mẹ dù phải bỏ ra cả gia tài. Thế nhưng những biến đổi cơ thể trong quá trình mang thai và sau khi sinh con sẽ lấy đi rất nhiều thứ đẹp đẽ của phụ nữ mà trước đó họ không tưởng tượng ra. Đằng sau nụ cười hạnh phúc khi thấy con sinh ra được vẹn tròn ,khoẻ mạnh sẽ là những chuỗi " thảm hoạ" mà bất kì người phụ nữ nào cũng phải gánh chịu mà không phải ai cũng hiểu cho được.
10 vấn đề thầm kín hay gặp nhất ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết
Để hiểu rõ hơn mời các bạn đọc hết bài viết sau:
Đối với những chị em sinh con bằng phương pháp đẻ thường truyền thống, những cơn gò bụng thấu tận trời xanh khi chuyển dạ hoặc bị rạch tầng sinh môn để em bé dễ dàng chui ra khỏi cửa mình sẽ gây ra những cơn đau âm đạo sau sinh. Việc rạch tầng sinh môn hay rách tự nhiên tuy không bằng cơn đau đẻ nhưng để lại nỗi đau âm ỉ vài tuần, có khi vài tháng chi đến khi vết khâu lành lại. Việc đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của mẹ.
Để giảm bớt các cơn đau này, bạn có thể ngồi trên gối êm hoặc vòng đệm, tránh bưng bê đồ nặng quá sớm hoặc ngồi lâu một chỗ sau sinh. Ăn những món dễ tiêu hoá, nhiều chất sơ để tránh gây táo bón. Nếu vết đau cứ đau dai dẳng hoặc cảm giác đau càng ngày càng tăng, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để nghe lời khuyên và xử lý kịp thời.
Dịch âm đạo sau sinh ám chỉ cả 2 dạng là: sản dịch và dịch viêm.
Trong vài tuần sau khi sinh xong , cơ thể mẹ sẽ ra sản dịch. Dịch này gồm các màng nhầy và máu, tuần đầu tiên sản dịch sẽ ra rất nhiều và có màu đỏ tươi . Sau đó sản dịch giảm dần như kì nguyệt san nhưng dịch chuyển qua màu nâu hồng rồi trắng vàng.
Các bạn để ý lượng sản dịch cứ ra ồ ạt vài tuần không có dấu hiệu giảm, thấm ướt hết băng vệ sinh loại dày trong chỉ 1h đồng hồ. Kèm theo đó là cảm giác đau bụng dưới, vùng chậu, sốt thì bạn nên đến cơ sở y tế khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Sau sinh, cơ thể chị em cũng sẽ bị giảm đột ngột hoccmon nội tiết estrogen , điều này dẫn đến hệ quả là cơ thể không tiết được dịch nhầy khiến khô âm đạo, mất cân bằng độ pH âm đạo , mất cân bằng hệ vi khuẩn nên cũng rất dễ bị các bệnh phụ khoa như khí hư, ngứa ngáy.
Giải pháp khi bạn bạn bị đau âm đạo nằm trong các trường hộ kể trên là bạn nên thăm khám kĩ lưỡng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ kể cả áo quần để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm. Sử dụng liệu pháp bổ sung hoccmon tại âm đạo, kết hợp các bài thuốc đông y , bổ sung qua nguồn thức ăn từ thực vật ..sẽ là lựa chọn tốt cho mẹ.
Các cơn đau co thắt dạ con sẽ xuất hiện ngay sau khi bạn rời khỏi bàn đẻ vài tiếng. Đây là hoạt động sinh lý bình thường bất kì mẹ sinh thường hay sinh mổ nào cũng đều gặp phải, bởi sau 9 tháng dạ con giãn to cực đại để làm tổ cho đứa con, đây là lúc nó sẽ co dần lại trạng thái ban đầu. Việc co thắt dạ con cũng là cách để ngăn ngừa chảy máu quá nhiều bằng cách nén các mạch máu trong tử cung theo nguyên lý tự nhiên của cơ thể.
Cơn đau co thắt có thể sẽ rõ rệt hơn khi mẹ cho con bú bởi lúc đó cơ thể giải phóng một lượng lớn oxytocin sẽ kích thích lên tử cung làm nó co bóp mạnh.
Nếu bạn đau nhiều hơn bình thường không chịu đựng được, bạn có thể hỏi bác sĩ để can thiệp bằng thuốc giảm đau.
Quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh con đều tác động không nhỏ lên vùng cơ sàn chậu của bạn. Các bộ phận tử cung, bàng quang, ruột non và trực tràng do nằm cùng khoang cũng vì thế mà bị ảnh hưởng dây chuyền, đặc biệt là đối với các mẹ sinh thường. Điều này làm một số chị em gặp rắc rối khó chịu là bị tiểu nhắt không kiểm soát mỗi khi cười to, ho , hắt hơi hoặc đứng dậy đột ngột. Rắc rối này có thể tự cải thiện sau vài tuần hoặc rất lâu tùy thuốc vào mức độ tổn thươ g và cơ địa phục hồi hay hay chậm của từng người.
Giải pháp nhỏ nhưng khá hiệu quả dành cho bạn nếu không may gặp phải cảnh són tiểu này là đeo băng vệ sinh hằng ngày, thay ngay khi ướt nước tiểu. Kèm theo đó là bài tập Kegel nhằm thu hẹp , săn chắc cơ sàn chậu.
Cách tập bài Kegel như sau: Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên một hòn bi và bạn cố gắng siết chặt cơ xương chậu như thể bạn nâng viên bi lên. Bạn giữ tư thế đó trong độ 3 giây sau đó thả lỏng. Làm đi làm lại từ 10_15 phút, ngày luyện 3 lần đều đặn đảm bảo sau một thời gian cãc vấn đề trên sẽ biến mất.
Một ám ảnh với các mẹ từng sinh con cho biết đó là cảm giác đau đớn khi đi tiêu sau sinh. Vì đau nên bạn sợ tổn thương vùng chậu, đau thêm tầng sinh môn đang bị tổn thương .
Lời khuyên cho bạn là hãy ăn uống khoa học, ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh và uống nhiều nước để làm mềm phân, tránh tình trạng táo bón. Thoải mái tư tưởng để tránh gây áp lực lên cơ thể làm cho có cảm giác đau hơn mà thực tế không như vậy. Nếu cần thiết bạn có thể dùng thuốc làm mềm phân có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nễu bạn thấy sưng kèm đau nặng phần hậu môn thì có thể bạn đã bị trĩ. Nếu bị trĩ bạn nên đi khám để bôi thuốc trĩ theo chỉ định và trước khi đi vệ sinh bạn nên ngồi ngâm trong nước ấm trong vài chục phút.
Sữa mẹ sẽ về ngay sau khi sinh, có người về nhanh có người về chậm hơn 1_2 ngày. Khi đó ngực bạn bao gồm bầu vú , quầng thâm quanh núm vú sẽ trở nên đầy đặn, căng cứng lên do các tuyến sữa bắt đầu hoạt động. Khi bầu sữa căng quá sẽ gây khó khăn cho bé bú, lúc này bạn cần lau chườm khăn ấm để tản các tuyến sữa và vắt bớt sữa đi để bé ngậm ti dễ hơn. Nếu không có máy vắt sữa chuyên dụng bạn có thể dùng tay để vắt nhưng phải vế inh tay sạch sẽ trước khi vắt tránh lây nhiễm vi khuẩn khi bé bú sau đó bạn nhé.
Vấn đề rụng tóc hầu như mẹ nào cũng gặp phải sau 5_6 tháng sinh con. Lý giải việc rụng tóc này là do khi mang thai, hoccmon tăng lên đột ngột làm tóc dày mượt hơn bình thường nhưng khi sinh xong hoccmon giảm xuống đột ngột thì lúc đó tóc cũng tự dưng bị rụng một cách khủng khiếp.
Khi mang thai, khi thai nhi ngày càng lớn, cùng với cân nặng ngày càng tăng sẽ gây ra các vết rạn trên ngực, bụng, đùi và mông. Các vết rạn này có màu đỏ thẫm hoặc nâu, và cũng không thể mất ngay sau sinh mà sẽ mờ dần sang màu bạc trong vài tháng đến cả năm. Một số bạn sau sinh da sẽ sáng đẹp ra nhanh chóng nhưng cũng nhiều bạn sẽ gặp các vấn đề về mụn, nám thảm hại.
Để cải thiện các vấn đề tóc rụng và thay da, bạn có thể dùng một số loại tinh dầu có nguồn gốc tự nhiên giàu dưỡng chất dưỡng ẩm và nuôi dưỡng giúp tóc và da khoẻ như tinh dầu bưởi, tinh dầu oliu, tinh dầu dừa..v.v
Ngay sau khi sinh, cơ thể bạn nhất định sẽ chưa thể trở lại săn chắc, gọn gàng như ban đầu. Trên bàn đẻ xuống bạn có thể giảm 3_6 kg do trừ đi khối lượng em bé, nhau thai và nước ối. Nhưng chế độ ăn "tẩm bổ" sau đó có thể làm bạn chững cân nặng lại, thậm chí là tăng như lúc mang thai. Bạn đừng quá căng thẳng bởi khi em bé lớn dần, năng lượng bạn sẽ tiêu hao trong quá trình cho bé bú , chăm sóc bé , cân nặng bạn sẽ dần dần giảm.
Các bạn cũng không nên vội vàng giảm cân trog thời gian bé bú sữa mẹ bởi mẹ sẽ rất nhiều chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn hằng ngày để tạo ra sữa nuôi con phát triển. Thường thường cân nặng mẹ sẽ dần trở lại mức ban đầu sau 1_2 năm sau đó.
Thay đổi tâm trạng của mẹ là thay đổi về mặt cảm xúc, cảm nhận, cảm giác . Sự thay đổi đột ngột về nội tiết, về môi trường, cách sinh hoạt cộng với mất sức sau sinh sẽ làm cho đa số các bà mẹ ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng.
Nếu tình trạng này kèm theo việc kém ăn dần, luôn lo lắng bồn chồn hay bực bội, không kiểm soát được suy nghĩ hành vi của bản thân có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh.
Nếu bạn nghĩ bản thân mình đã có thể bị trầm cảm không thể tự hết, khó khân trong việc chăm sóc con, khó hoàm thành các công việc hằng ngày hoặc thì bạn nên tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt .
Suy giảm ham muốn tình dục là vấn đề luôn được ghi nhận ở phụ nữ sau sinh. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn tới xáo trộn đời sống tình dục, tình cảm của các cặp vợ chồng. Người vợ không còn cảm giác muốn gần gũi thân mật chồng, thạm chí là trốn tránh .
Thủ phạm gây ra tình trạng này cũng chính bởi sự suy giảm đột ngột hoccmon Estrogen ( hoccmon chịu tác động bởi FSH kích thích nang trứng làm nảy sinh ham muốn tính dục) . Cho đến khi kì kinh của người vợ trở lại thì hoccmon này mới dần ổn định trở lại.
Ngoài ra, những thay đổi về mặt cơ thể sau sinh như đau âm đạo, âm đạo giãn rộng, cân nặng hơn mức bình thường, da xấu khiến cho người phụ nữ tự ti không dám gần chồng. Cộng dồn với việc loay hoay chăm sóc em bé , những áp lực xung quanh chuyện ăn uống chăm con..v.v.. cũng làm cho tình trạng căng thẳng của phụ nữ trở nên trầm trọng hơn nên không còn tâm trí để ý đến quan hệ riêng tư của vợ chồng .
Bổ sung ngay Estrogen cho âm đạo để cải thiện lại tình trạng giãn rộng, viêm ngứa khí hư, co hồi tử cung đem lại cảm giác tự tin , sạch sẽ, ân đạo phục hồi nhanh và khoẻ là biện pháp chị em nên áp dụng. Đó là cách để bảo vệ sức khoẻ sinh sản của bản thân, vừa là bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình mà chị em phụ nữ nào cũng cần tới.
Qua bài viết này, mong rằng những chị em sắp và chuẩn bị sinh con chuẩn bị đầy đủ tâm lý để đón nhận và bình tĩnh xử lý những tình huống không thể tránh trên đây, để biết cách chăm sóc sức khoẻ bản thân và đời sống gia đình hạnh phúc mãi mãi.
Nguồn https://dinhduongbabau.net/van-de-gap-o-phu-nu-sau-sinh-4952/