Mang thai là trách nhiệm và là thiên chức của phụ nữ. Trong hành trình dài đầy vất vả này nếu được mẹ nhận được sự quan tâm chia sẻ của bố và người thân trong gia đình thì em bé sẽ nhận được vô vàn những điều tốt đẹp. Mang thai không chỉ là việc của mình chị em phụ nữ nữa mà còn cần sự đồng hành của các đức ông chồng. Dưới đây là những việc mà các ông bố có thể làm cho mẹ bầu, giúp mẹ có một thai kì khỏe mạnh, con yêu phát triển toàn diện.
Mang thai là trách nhiệm và là thiên chức của phụ nữ. Trong hành trình dài đầy vất vả này nếu được mẹ nhận được sự quan tâm chia sẻ của bố và người thân trong gia đình thì em bé sẽ nhận được vô vàn những điều tốt đẹp. Mang thai không chỉ là việc của mình chị em phụ nữ nữa mà còn cần sự đồng hành của các đức ông chồng. Dưới đây là những việc mà các ông bố có thể làm cho mẹ bầu, giúp mẹ có một thai kì khỏe mạnh, con yêu phát triển toàn diện.
Sau đây Babyfood xin tổng hợp các việc mà các ông bố nên làm để mẹ và bé có một thai kì khỏe mạnh nhé
Mẹ sẽ hạnh phúc lắm khi mỗi lần đến kì hẹn với bác sĩ lại được bố chở đi. Bố đừng ngại ngần việc này bởi mẹ vui thì em bé trong bụng cũng rất hạnh phúc đó ạ. Việc cùng chở mẹ đi mỗi lần sẽ giúp bố theo dõi được sức khỏe của cả mẹ và con. Cùng với đó là niềm vui mỗi lần được nhìn con lớn từng ngày trong bụng mẹ, giúp cả nhà gắn kết với nhau.
Các bố cần nắm được lịch khám thai để chủ động sắp xếp công việc đưa mẹ bầu đi khám. Dưới đây là các mốc khám quan trọng các bố nên lưu lại.
- Khi trễ kinh khoảng 3 tuần, thử thai lên 2 vạch kèm các dấu hiệu mang thai. Mẹ bầu cần đi khám để xác định xem thai đã làm tổ trong tử cung chưa? Nhằm loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm các bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Tuần từ 11 đến 13 tuần: Ở mốc khám thai này bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy – chuẩn đoán hội chứng Down của thai nhi. Kiểm tra thai nhi giai đoạn này sẽ cho mẹ ngày dự sinh có độ chính xác cao.
- Tuần từ 16 đến 20 tuần: Khám thai ở các tuần này giúp mẹ kiểm tra cân nặng, huyết áp, nước tiểu… xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Tuẩn từ 22 đến 28 tuần: Ở mốc này bác sĩ tiếp tục kiểm tra cân nặng, huyết áp của mẹ bầu, kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra được các bất thường (nếu có) của tim, chân tay, bụng, xương não, thận, cột sống cùng với vịt trí bám của nhau thai, lượng nước ối nhiều hay ít… Các xét nghiệm máu và nước tiểu của mẹ bầu ở những tuần này giúp mẹ kiểm tra bệnh tiểu đường thai kì.
Mẹ bầu ở giai đoạn này sẽ tiêm vắc – xin uốn ván mũi 1.
- Tuần từ 28 đến 32 tuần: tầm soát dị tật thai nhi tiếp tục được kiểm tra ở những mốc khám thai lần này. Các dị tật như: tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai… Tiếp tục kiểm tra lượng nước ối, kiểm tra máu, nước tiểu của mẹ bầu. Ở những tuần này mẹ tiêm vắc – xin uốn ván mũi 2.
- Tuần từ 32 đến 34 tuần: Bác sĩ tiếp tục đo tim thai, lượng nước ối, kiểm tra độ canxi hóa của nhau thai. Xét nghiệm máu, nước tiểu của mẹ bầu để phòng ngừa tiền sản giật.
- Tuần từ 34 đến 36 tuần: mẹ bầu đi khám kiểm tra sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới.
- Từ tuần 36 đến tuần 39: mẹ nên thường xuyên đi kiểm tra nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời bác sĩ dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, cùng với vị trí thai để xem mẹ nên sinh thường hay sinh mổ.
Rất nhiều ông bố có quan niệm việc nhà là của phụ nữ. Khi mang thai có rất nhiều việc mẹ bầu làm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ rất cần sự hỗ trợ và giúp mẹ làm các công việc nhà từ bố đấy ạ. Tuy nhiên suy nghĩ của các bố cũng đã tiến bộ hơn thời ông bà ngày trước. Nhiều mẹ khi có thai luôn nhận được sự quan tâm và chăm sóc của mọi người trong gia đình. Việc đỡ đần mẹ khi mang bầu còn giúp mẹ sinh ra những em bé hạnh phúc nữa đấy.
Chị Hoài Thu (Hà Nội) cho biết ông xã chị luôn chia sẻ và giúp đỡ chị công việc chăm sóc nhà cửa. Khi chị mang bầu bé thứ 2 thì hầu như chị không phải làm gì. Mọi việc trong nhà anh đều tranh thủ sáng dậy sớm, tối ngủ muộn để làm giúp chị. Chị cũng không còn giận dỗi anh vì việc này như bé đầu nữa. Có lẽ vì thế mà khi sinh bé thứ 2 mọi thứ đều thuận lợi và nhẹ nhàng. Em bé khỏe mạnh, đáng yêu, nếp ăn nếp ngủ đều ngoan. Giúp mẹ chăm con nhàn tênh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bố có biết khi mang thai mẹ rất hay tủi thân, dễ xúc động. Tâm trạng thất thường do các hormone trong cơ thể thay đổi. Mọi cảm xúc của mẹ đều ảnh hưởng tới em bé. Tâm trạng mẹ không tốt dẫn tới sự co bóp tử cung, sự co bóp mạnh có thể để lại hậu quả không tốt như: sảy thai, động thai. Mẹ không vui, tinh thần luôn căng thẳng lo lắng hay gặp chuyện đau buồn đều là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy các bố cần thông cảm, chia sẻ và động viên mẹ trong giai đoạn này. Thường xuyên tạo không khí vui vẻ cho mẹ bầu, nói chuyện với mẹ bầu nhiều hơn, dành thời gian đưa mẹ bầu đi dạo. Giúp mẹ bầu ổn định tâm trạng và thoải mái tinh thần.
Phụ nữ mang thai nhiều khi trái tính, các bố nên dịu giọng và nhường nhịn họ. Bởi mọi căng thẳng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, lo lắng em bé dễ gặp các bệnh như: bệnh tim, tự kỷ, chậm nói.
Nhu cầu giao tiếp của mẹ trong thời gian mang thai là rất lớn. Nhất là mẹ muốn được trò chuyện với bố mỗi ngày. Điều đó không những giúp mẹ giải tỏa được tâm lý mà còn giúp thai nhi phát triển trí não. Trò chuyện thường xuyên với mẹ và thai nhi giúp cho các giác quan của thai nhi phát triển. Thai nhi dùng các giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác để cảm nhận.
Khoa học cũng đã chứng minh mẹ mang thai nếu bố dành nhiều thời gian trò chuyện với mẹ và em bé. Khi sinh em bé sẽ có thiên hướng nhận diện giọng nói của bố và mẹ nhanh hơn những em bé khác. Khả năng thích nghi với thế giới của trẻ cũng tốt hơn bình thường.
Đa số các mẹ sẽ có những phản ứng với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai. Các triệu chứng này thường kéo dài trong tam cá nguyệt thứ nhất. Mẹ có thể thèm ăn một món nào đó cần phải đáp ứng ngay. Tuy nhiên các bố có chiều mẹ bầu đến mấy thì cũng cần chú ý đến dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai và các loại thực phẩm không được sử dụng trong giai đoạn thai kì.
Dinh dưỡng cho mẹ mang thai phải đảm bảo các nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm tinh bột, chất xơ: cơm trắng, khoai lang, khoai sọ, mì, các loại trái cây..
- Nhóm chất đạm: thịt nạc, cá, trứng gà, tôm, cua, các loại hạt thuộc họ đậu..
- Nhóm chất béo: dầu thực vật, các loại vừng, lạc…
- Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau có màu xanh và một số loại củ quả…
Thành phần quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển thai nhi mà bố và mẹ cần phải biết:
- Acid folic: giúp phát triển trí não, hệ thần kinh của thai nhi. Acid folic có nhiều trong các loại rau có màu xanh đâm, súp lơ xanh, các loại đậu và gan động vật.
- Omega – 3: Có nhiều trong dầu cá, dầu oliu.. có tác dụng giúp trẻ sáng mắt, tinh nhanh.
- Sắt: giúp mẹ phòng các bệnh thiếu máu do thiếu sắt gây ra, giúp thai nhi phát triển toàn diện cơ thể. Sắt có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng gà, thịt đỏ, các loại hạt thuộc họ đậu.
- Các vitamin thiết yếu: vitamin A, B, C, D, E, K… nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ. Đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh.
- Canxi: canxi có nhiều trong hải sản, tôm ,cua, sữa, sữa chua… Canxi giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh xương khớp, loãng xương. Thai nhi được bổ sung đầy đủ sẽ có sự phát triển tốt nhất cho hệ xương, răng.
- Protein: Giúp duy trì năng lượng cho mẹ và thai nhi.
Mách bố thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi:
* Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trí não của thai nhi. Thực đơn của mẹ cần phải có acid folic, protein, vitamin C…
* Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3: ở giai đoạn này thực đơn cho mẹ bầu cần tăng hàm lượng sắt và acid folic các bố nhé! Các thực phẩm thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa và hoa quả bố nên khuyến khích mẹ ăn nhiều hơn chút. Ngoài ra các mẹ có thể sử dụng các viên uống tổng hợp có hàm lượng sắt và acid folic cao để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này.
* Giai đoạn tam cá nguyệt cuối: 3 tháng cuối thai kì là giai đoạn mẹ cần bổ sung hàm lượng canxi và sắt lớn giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe. Đồng thời mẹ phòng tránh được các bệnh thiếu máu và xương khớp, trẻ sinh ra cứng cáp khỏe mạnh.
Để bổ sung các vitamin và khoáng chất một cách đầy đủ và khoa học cho mẹ bầu, ngoài chế độ ăn giàu dinh dưỡng thì mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai giúp mẹ không bị thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé.
Bố thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến mẹ và thai nhi trở thành người hút thuốc lá thụ động. Thai nhi dễ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn từ trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn mắc các bệnh ung thư ngay từ khi mới chào đời.
Bố sử dụng rượu bia trước khi thụ thai còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của em bé. Bốnên hạn chế sử dụng rượu bia trong khi mẹ mang thai bởi hơi thở của bố có thể khiến mẹ bị khó thở, mất ngủ… Bố hãy bỏ rượu bia nếu muốn mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!
Quan hệ khi mẹ mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu bố mẹ thực hiện việc đó một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên trong tam các nguyệt thứ nhất bố mẹ nên tránh gần gũi nhau. Mọi sự co bóp của tử cung lúc này dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Trong nhiều trường hợp mẹ bị động thai thì bố mẹ tuyệt đối không quan hệ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Một số nghiên cứu còn cho thấy nhu cầu chuyện ấy của mẹ khi mang thai có những thời điểm cao hơn bình thường. Mẹ cũng không cần “nhịn” miễn sao khi hợp tác bố và mẹ không thử các tư thế mới và lạ. Đảm bảo an toàn cho con yêu.
Bố hãy thể hiện tình yêu đối với mẹ và em bé trong bụng bằng các hành động nho nhỏ hàng ngày. Em bé trong bụng ngày càng lớn khiến mẹ di chuyển chậm chạp, khiến mẹ khó ngủ, mất ngủ, chân tay thường cảm thấy đau nhức. Một trong những việc bố nên làm là massage cho mẹ bầu. Trước khi ngủ nếu mẹ bầu được massage cơ thể nhất là vùng lưng và chân sẽ giúp mẹ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Ngoài ra các bố có thể giúp mẹ các việc nhỏ khác khi bụng mẹ đã quá to không thể cúi người được như: mặc quần, đi tất hay chỉ là cắt móng chân giúp mẹ bầu. Các hành động tuy nhỏ nhưng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy mình được chăm sóc quan tâm và lo lắng. Từ đó sự gắn kết gia đình càng bền chặt hơn.
Ngoài chế độ dinh dưỡng các ông chồng nên mua cho vợ các sản phẩm thực phẩm chức năng, sữa dành cho bà bầu nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Khi chọn mua các sản phẩm vitamin tổng hợp và sữa cho mẹ mang thai, bố cần dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ, và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi mua. Các thông tin quan trọng mà bố cần quan tâm:
- Kiểm tra nhãn hàng, xuất xứ sản phẩm.
- Đọc kĩ các thành phần và công dụng của sản phẩm trước khi mua.
- Lựa chọn sản phẩm có đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết phù hợp với nhu cầu hiện tại của mẹ bầu.
- Không nên mua các sản phẩm vitamin tổng hợp có đồng thời cả sắt và canxi.
- Dùng đúng liều lượng sử dụng, tránh lạm dụng sản phẩm dẫn đến việc thừa một số vitamin khác. Thừa hoặc thiếu một loại vitamin nào đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Chỉ chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nên mua ở các địa chỉ uy tín tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Bố dành thời gian để tìm hiểu những việc nên và không nên làm khi vợ mang bầu. Điều đó giúp bố làm chủ được các tình huống có thể xảy ra khi vợ đang trong giai đoạn mang bầu. Cập nhật các thông tin về dinh dưỡng, tiêm chủng và nơi dự định sinh em bé.
Nếu có thể bố hãy cùng mẹ tham gia các lớp tiền sản để được cung cấp những kiến thức và kĩ năng cho việc chào đón con yêu.
Đến tháng thứ 7 của thai kì các bố có thể cùng mẹ bầu đi mua sắm các đồ cơ bản cho mẹ và em bé sau khi sinh. Vì không ai biết chắc chắn em bé sẽ đòi ra khi nào. Ở một số bệnh viện lớn hiện nay đều có các dịch vụ trọn gói khi sinh bao gồm cả đồ cho mẹ và bé trong những ngày đầu.
Tuy nhiên việc chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu còn rất nhiều thứ, bố mẹ nên lên danh sách để mua đồ chu đáo nhất. Ngoài ra các kết quả khám thai theo từng giai đoạn cũng cần phải mang theo phòng khi cần đến lại không có. Các giấy tờ cần thiết liên quan đến mẹ bầu bố cũng nên giúp mẹ để vào túi riêng để khi cần là cầm đi được đầy đủ.
Trong nhiều trường hợp mẹ bầu chuyển dạ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Có các kiến thức về chuyển dạ của mẹ bầu giúp bố không bị cuống trong những tình huống như vậy.
Mẹ bầu có thể bị vỡ ối, rỉ ối, ra máu cá… hay các cơn gò tử cung. Lúc này bố nên bình tĩnh sẵn sàng đồ đạc đầy đủ và đưa mẹ vào viện một cách nhanh nhất.
Vai trò của bố khi mẹ mang bầu thật quan trọng phải không ạ? Thế nên các bố đừng chần chừ trong việc giúp đỡ, quan tâm và chăm sóc mẹ bầu. Bố nhớ chú ý chăm sóc nhiều đến tinh thần và chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu nha. Người hưởng nhiều lợi ích chính là con yêu sắp chào đời của bố mẹ đó ạ.