Phụ nữ mang thai cần cung cấp và bổ sung nhiều khoáng chất thiết yếu để mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh. Trong đó, các món ăn làm từ yến như yến chưng được rất nhiều người quan tâm bởi nó chứa nhiều dinh dưỡng. Vậy bà bầu ăn yến chưng có tốt không? Bà bầu nên ăn yến thế nào là chuẩn nhất? Cùng Baby Food tìm hiểu nhé!
Yến sào được làm từ nước dãi của chim yến
Yến sào hay còn được gọi là tổ chim yến, được làm từ nước dãi của loài chim này và bị đông cứng sau một thời gian ngắn. Từ nguyên liệu tổ yến sau khi được ngâm sạch, người ta kết hợp với các thành phần khác như táo đỏ, mật ong, hạt chia, hạt sen, bạch quả, long nhãn,... rồi thực hiện chưng cách thủy theo phương pháp thủ công hoặc công nghiệp để cho ra thành phẩm yến chưng. Độ ngọt của yến chưng có thể điều chỉnh bằng lượng đường cho vào chưng.
Từ lâu, yến sào chưng đã được xem là một loại thần dược với nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đây cũng là món ăn quý chỉ dành riêng cho vua chúa ngày xưa.
Chắc chắn câu trả lời là có. Bởi yến chưng có hàm lượng protein cao, các axit amin cùng các khoáng chất thiết yếu khác, cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, yến chưng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho trong và sau quá trình mang thai của phụ nữ. Dưới đây là những lợi ích mà tổ yến mang lại đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi như sau:
Mẹ bầu thường bị ốm nghén nên dùng yến chưng
Bà bầu thường có sức đề kháng yếu hơn so với người bình thường nên cơ thể không được khỏe mạnh. Hoạt chất Aspartic Acid có trong yến chưng hỗ trợ hình thành các Globulin, từ đó nâng cao sức đề kháng cho bà bầu. Khi mẹ bầu có sức đề kháng mạnh, sức khỏe ổn định thì thai nhi cũng được phát triển an toàn và khỏe mạnh.
Trong thời kỳ mang thai. bà bầu thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, ốm nghén, chóng mặt hay buồn nôn… Theo hội viên Hội Đông y Việt Nam, tổ yến với tổ hợp các vitamin có lợi, cải thiện hiệu quả những tình trạng không mong muốn này. Khi sử dụng tổ yến với một lượng vừa đủ, bà bầu có thể dễ dàng vượt qua các triệu chứng thai nghén.
Thành phần Axit Amin Tryptophan có trong yến chưng giúp chống lại triệu chứng căng thẳng hiệu quả. Không những thế, Tryptophan cũng có tác dụng làm tăng cảm giác hưng phấn, giúp bà bầu luôn được thư giãn và ngăn chặn tình trạng trầm cảm trong và sau khi mang thai.
Chất sắt trong yến tạo ra các Hemoglobin vận chuyển oxy đến tế bào
Tác dụng giảm đau nhức tay chân trong thai kỳ cũng là yếu tố đánh giá bà bầu ăn tổ yến có tốt không. Khoáng chất có trong tổ yến có tác dụng tăng hoạt động mạch máu. Đồng thời, sẽ hạn chế tối đa sự chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau nhức tay chân trong những tháng cuối thai kỳ.
Với một hàm lượng chất đạm và sắt dồi dào, yến chưng có tác dụng cung cấp sắt và bổ máu cho các mẹ trong quá trình mang thai. Chất sắt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp Hemoglobin thực hiện vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể.
Tổ yến chứa nhiều Threonine - loại dưỡng chất giúp hình thành Elastine và Collagen, từ đó làm sáng da, mịn da, giảm mụn, hạn chế các vết thâm nám, tàn nhang một cách đáng kể. Như vậy, sử dụng yến chưng có thể giúp các bà bầu sở hữu làn da hồng hào và tươi trẻ.
Sử dụng yến chưng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn
Trong tổ yến có chứa nhiều các vi chất có giá trị dinh dưỡng cao như Kẽm, Đồng,... có tác dụng ổn định hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, giúp bà bầu ghi nhớ tốt hơn, ngủ ngon và ngăn chặn các tình trạng giật mình khi ngủ.
Tổ yến có chứa nhiều Axit Folic, Glycine và Alanine có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh phát triển hoạt động não bộ của thai nhi.
Tổ yến tuy có vị ngọt nhưng tính hàn và dễ gây lạnh bụng. Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi vẫn còn yếu và các mẹ bầu vẫn chưa thích nghi tốt với những triệu chứng khó chịu ban đầu nên hạn chế sử dụng tổ yến trong giai đoạn này.
Ăn yến trong thời gian mang thai đem lại nhiều lợi ích cho cả bà bầu và thai nhi nhưng nếu ăn quá nhiều lượng yến cần thiết sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nguy cơ sảy thai, thai nhi sinh ra bị hen suyễn hay dị ứng bẩm sinh,… Mẹ bầu nên ăn tối đa là 3 gram yến/ngày và chỉ nên ăn tối đa 3 lần trong mỗi tuần.
Yến chưng với đường phèn là cách đảm bảo được hương vị của món ăn. Đặc biệt, phương pháp chưng yến này sẽ giữ được thành phần dinh dưỡng quý có trong yến như Protein hay các Vitamin. Mẹ bầu cũng nên thêm gừng vào khi chưng. Tính nóng có trong gừng sẽ làm trung hòa tính hàn của tổ yến, giúp bà bầu hấp thu tốt các giá trị dinh dưỡng quý.
Mẹ bầu nên tự chưng yến để thưởng thức như ý muốn
Ngoài việc mua yến chưng sẵn từ các cửa hàng bên ngoài, các mẹ có thể mua yến sào thô về chế biến để vừa có món yến chưng hợp khẩu vị, vừa đảm bảo những giá trị dinh dưỡng nguyên chất. Để chưng yến ngon như ý muốn, các mẹ có thể tham khảo các bước như sau:
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích và giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc bà bầu ăn yến chưng có tốt không cùng những hướng dẫn ăn yến chưng chuẩn nhất, hiệu quả nhất. Đừng quên bổ sung yến chưng vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày với một lượng vừa phải để nâng cao sức khỏe thai kỳ nhé các mẹ!