Thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp và có các biểu hiện như ho, sổ mũi, sốt… Khi bé có biểu hiện như vậy, cha mẹ thường chọn thuốc kháng sinh cho trẻ em bị ho là giải pháp hàng đầu. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Bởi với trẻ nhỏ, ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau và không phải lúc nào cũng cần dùng đến kháng sinh. Vậy kháng sinh dùng khi nào tốt và khi nào mẹ không nên dùng kháng sinh cho bé?
Nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi bị ho không?
Thuốc kháng sinh ngày nay bị lạm dụng quá nhiều. Nhiều phụ huynh cứ thấy con ho là tự ý sử dụng kháng sinh, hoặc thấy con ho kéo dài không dứt là tự ý dùng kháng sinh điều trị. Không ít phụ huynh nhầm tưởng rằng, uống kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn nên là giải pháp trị ho tốt nhất. Thế nhưng, cha mẹ không biết rằng 80% ho là do virus, chỉ có 20% là do vi khuẩn trong khi kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn. Như vậy, việc sử dụng kháng sinh là không hiệu quả đối với 80% bệnh nhân bị ho.
Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh
Đối với trẻ em, do khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn nên nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi thường là do nhiễm những siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp lây lan trong không khí. Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Việc uống thuốc kháng sinh cho trẻ em bị ho không những cải thiện bệnh mà còn làm trẻ mệt thêm, làm cho vi khuẩn dễ kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy…
Sử dụng các thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Nếu trẻ ho, không phải biến chứng bệnh viêm phổi, viêm họng, viêm tai... tức là những bệnh không cần dùng kháng sinh thì chỉ cần dùng thuốc ho theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế là được.
Khi trẻ bị ho, đầu tiên phải chú ý tới dinh dưỡng, bởi ho khiến trẻ biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng. Khi suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, ho lại càng nặng lên. Trong khẩu phần ăn cần đảm bảo năng lượng cho trẻ: Cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, chế biến thức ăn mềm lỏng. Thay vì dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ho, bạn cần tăng cường đề kháng cho bé bằng việc bổ sung kẽm sắt, uống nhiều nước giúp giảm dịch nhầy, làm sạch dịch nhầy đường hô hấp, giảm dịch tiết phế quản.
Trẻ bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài thìa nước và nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.
Khi cơ thể trẻ bị ốm sẽ bị mất nước, cần đảm bảo đủ nước cho cơ thể trẻ. Nếu trẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho từ nguồn gốc thảo dược, mật ong, các loại nước chữa ho từ rau má, nhọ nồi, diếp cá…
Tránh cơ thể bị lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng của trẻ, khi trẻ bị ho nên quấn khăn vào cổ để có giữ ấm cho cổ họng.
Trẻ bị ho cần được đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống của trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với các chất bẩn, rất dễ làm tình trạng nặng hơn.
Bạn có thể dùng dung dịch natriclorua dưới 0,9% nhỏ từ 2-3 giọt mỗi bên sau đó dùng khăn mềm lau sạch rửa và làm sạch mũi.
Có tác dụng làm dịu cơn ho, long đờm, giúp mát niêm mạc họng, giảm đau...
Có tác dụng ấm cổ họng , dịu các cơn ho, kháng khuẩn, giảm nôn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Chữa ho cho trẻ bằng gừng
Có tác dụng với nhiều vi khuẩn gây ho, dùng trong các trường hợp cảm cúm, ho, viêm họng, khan tiếng. Ngoài ra còn có tinh dầu bạc hà, tinh dầu xạ hương… là những thảo dược có tác dụng giảm ho, cảm, kháng viêm, sát khuẩn rất an toàn và hiệu quả cho trẻ.
Bệnh ho của bé là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị ho khi chưa tìm hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng cụ thể về bệnh ho của bé. Việc đầu tiên là cha mẹ hãy bình tĩnh sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng, để có thể điều trị thích hợp nhất cho bé yêu của mình. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh nhé.