Một trong những bệnh ngoài da mà trẻ sơ sinh thường bị mắc phải trong quá trình phát triển đó chính là hoa sữa. Vậy hiện tượng hoa sữa ở trẻ sơ sinh xảy ra khi nào, và cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh này ra sao? Bài viết hôm nay chúng tôi xin gửi đến các mẹ thông tin đầy đủ nhất giúp mẹ khách phục tình trạng này.
Hoa sữa là bệnh gì? Có thể chữa khỏi hay không?

Bệnh hoa sữa ở trẻ nhỏ
Hoa sữa là một trong những bệnh ngoài da thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Bệnh hoa sữa ở trẻ thường không có khả năng lây nhiễm và cũng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ. Dù vậy, bố mẹ cần có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể trẻ nhỏ.
Đây chỉ là một căn bệnh dị ứng ngoài da thông thường của trẻ. Các mẹ có thể yên tâm vì căn bệnh này không thể gây nguy hiểm đến tình trạng của trẻ. Thông thường, trẻ bị bông sữa thường sẽ tự hết sau một khoảng thời gian mà không cần sử dụng đến biện pháp hoặc thuốc gì.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hoa sữa ở trẻ

Nhiệt độ trong phòng thay đổi đột ngột
Trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý ngoài da. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh vẫn chưa được xác định một cách chính xác.
Một số nguyên nhân dưới đây đều được bác sĩ chẩn đoán là những yếu tố khiến trẻ bị hoa sữa mà bố mẹ có thể tham khảo:
- Cơ địa dị ứng bẩm sinh.
- Yếu tố di truyền từ bố mẹ trước đó đã từng mắc các bệnh chàm da, hắc lào, vảy nến, hen suyễn, da bị dị ứng thời tiết.
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
- Đặc điểm của từng loại da của trẻ: Với một làn da khô và nhạy cảm, trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi những tác nhân xấu từ bên ngoài xâm nhập vào.
- Tiếp xúc với chất hoá học, phấn rôm, lông chó, lông mèo, phấn hoa… bám vào chăn, gối, nệm,…
Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị hoa sữa để mẹ kịp thời nắm bắt tình trạng da của con:
- Da xuất hiện những vùng loang màu đỏ trắng trên da.
- Vùng da bị dị ứng của trẻ thấy thô ráp khi chạm vào, xuất hiện các vảy nhỏ, chấm nhỏ li ti trên da.
- Da nếu khô quá sẽ bị căng, đôi khi kèm theo các mẩn đỏ và khiến trẻ thường xuyên tự gãi ảnh hưởng xấu đến tình trạng của bệnh.
- Bệnh gây nên cảm giác khó chịu cho làn da khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc,…
- Khi da trẻ xuất hiện hiện tượng hoa sữa, bé sẽ cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, kén bú hơn. Theo phản xạ tự nhiên, khi bé lấy tay hay cọ mặt vào gối sẽ cảm thấy khó chịu và tình trạng cũng không thể thuyên giảm ngay được.
Cách điều trị hoa sữa ở trẻ

Các vết hoa sữa trên mặt trẻ
Trẻ bị hoa sữa không cần dùng đến thuốc để điều trị, bố mẹ chỉ cần lưu ý một số điểm sau:
- Vệ sinh sạch sẽ thân thể trẻ thường xuyên. Tuy nhiên, cũng nên hạn chế để trẻ ngâm mình trong nước có chứa xà phòng quá lâu vì có thể làm cho trẻ bị cảm lạnh.
- Sử dụng các loại sữa tắm phù hợp với da của trẻ nhỏ. Tránh cho trẻ sử dụng các loại xà phòng tắm của người lớn.
- Luôn giữ ấm cơ thể trẻ. Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát. Thay tã lót cho trẻ khoảng 3 lần 1 ngày, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng.
- Dưỡng ẩm da cho trẻ thường xuyên, đảm bảo da không quá khô. Lựa chọn sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm da phù hợp cho trẻ.
- Cho trẻ mặc những loại quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, sử dụng các loại vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ tránh da của trẻ bị thương tổn.
- Giữ nhiệt độ môi trường sống xung quanh trẻ luôn ổn định, không quá lạnh hoặc quá nóng, không có bụi bẩn, ô nhiễm cùng các loại sợi, lông có khả năng gây dị ứng.
Qua bài viết trên các mẹ phần nào hiểu được hiện tượng hoa sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị như thế nào. Những năm tháng đầu đời của các bé vô cùng quan trọng. Vì vậy, ba mẹ chăm sóc con thật cẩn thận và nên lựa chọn những sản phẩm an toàn cho con phát triển tốt nhất.
- Lọc theo:
- Tất cả
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5