Mẹ bầu chắc cũng chẳng còn xa lạ với những hình ảnh béo phì, phá dáng sau khi sinh con. Chưa kể mẹ ăn quá nhiều trong giai đoạn mang thai, sau sinh xong phải cực khổ giảm cân. Mẹ bầu ăn gì để vào con? Luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Sau đây sẽ là những điều mẹ cần nhớ để thai kì “con khỏe mạnh, mẹ dáng thanh”.
Chế độ dinh dưỡng hấp thụ vào con không vào mẹ
Trong từng giai đoạn, thai nhi được cung cấp dưỡng chất nhất định theo một phần dinh dưỡng của mẹ. Vì vậy, nếu cung cấp quá nhiều lượng dinh dưỡng cần cho thai nhi thì số còn lại sẽ chuyển hóa và gây tăng cân ở mẹ.
Nước là dung môi đưa dinh dưỡng đến thai nhi qua nhau, cơ thể mẹ đủ nước cho con sức hấp thu tốt hơn. Đặc biệt còn là “cứu tinh” cho mẹ vào giai đoạn cuối thai kỳ mỗi khi thèm ăn. Thể tích nước đưa vào cơ thể đã bao gồm nước canh, súp và nước hoa quả.
Bà bầu nên uống đủ 2-2,5l nước mỗi ngày
Bữa sáng cung cấp năng lượng cho mẹ bầu cả ngày dài. Nếu không ăn đầy đủ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Ăn nhiều vào trưa và tối còn gây tăng cân rất nhanh.
Mẹ bầu nên chọn các động tác nhẹ nhàng, phù hợp thai kì, tránh vận động quá mạnh. Có thể tập Yoga, đi bộ... giúp cơ thể sản sinh hormone hạnh phúc endorphin, tạo cảm giác vui vẻ, thư giãn. Bé yêu cũng sẽ nhận được năng lượng tích cực của mẹ một cách tốt nhất.
Ngoài ra, tập luyện còn giúp mẹ giảm các triệu chứng ốm nghén hiệu quả.
Yoga phù hợp với mẹ bầu
Chia bữa ăn chính thành 5-6 khẩu phần nhỏ, không phải là tăng thêm đồ ăn thành bữa mới. Cách này giúp thai nhi được cung cấp dinh dưỡng liên tục.
Đặc biệt đối với giai đoạn ốm nghén, giúp duy trì đủ dinh dưỡng vào con mà mẹ không tăng cân.
Giai đoạn này bé yêu chưa cần nhiều năng lượng. Mẹ cần bổ sung đạm và vi chất thiết yếu: axit folic, sắt, kẽm,... Đặc biệt, axit folic giúp phòng dị tật ống thần kinh và phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi. Thực phẩm được gợi ý gồm: trứng, sữa, cá hồi, ngũ cốc nguyên cám, rau có màu xanh đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh...
Thực đơn ba tháng đầu thai kì
Giai đoạn này con phát triển nhanh và cần nhiều dưỡng chất hơn. Mẹ cũng đã ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên cần chú ý để dinh dưỡng chỉ vào con không vào mẹ. Nên ăn nhiều thức ăn có can xi, sắt, có thể bổ sung vitamin tổng hợp, hạn chế tinh bột, đồ ngọt. Sử dụng những loại thực phẩm sau: sữa tươi không đường, trứng gà, sữa chua, ngũ cốc, rau củ đa màu sắc, trái cây…
3. Tam cá nguyệt cuối cùng (3 tháng cuối)
Đây là giai đoạn con tăng cân nhiều nhất. Mẹ nên tăng cường thêm tinh bột, uống sữa đều đặn. Trung bình 2 bát cơm, 2-3 ly sữa mỗi ngày. Cần uống thêm nước, ăn thêm trái cây tươi, hoặc khô để giảm nguy cơ phù nề chân tay.
Thực phẩm được khuyên dùng gồm: sữa tươi không đường, trứng vịt lộn, lươn, trứng gà, thịt nạc, ranh xanh, trái cây tươi, khô…
Thực đơn cho giai đoạn cuối thai kì
*LƯU Ý: đối với những mẹ bầu đã thừa cân sẵn, nên giảm bớt cung cấp tinh bột trong bữa trưa và tối, thay vào đó bằng gạo lức, yến mạch, khoai lang… để đảm bảo đủ chất mà không thêm cân nặng nhé!
Hãy xây dựng cho mình thực đơn ăn uống lành mạnh để cơ thể mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. Chúc cho các mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh, dáng xinh.