Súp là món ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình mẹ cai sữa. Vì vậy các mẹ nên biết cách nấu súp cho bé ăn dặm ngon miệng và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây về những chia sẻ cũng như cách thức để làm một món súp hoàn hảo dành cho các bé nhé.
Các món súp cung cấp dinh dưỡng cho bé trong quá trình ăn dặm

Súp ngô đơn giản dễ làm cho trẻ trong quá trình ăn dặm
Khi các mẹ đang trong quá trình cai sữa cho trẻ, cần bổ sung thêm các dinh dưỡng bên ngoài để có thể cung cấp đủ chất nuôi cơ thể cho bé. Các chất có trong súp là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong giai đoạn này.
Dưới đây là những món súp được các bà mẹ lựa chọn để nấu cho các bé trong quá trình ăn dặm:
- Súp cua
- Súp nấm gà
- Súp bí đỏ
- Súp ngô với sườn non
- Súp gà ngô
- Súp bông cải xanh bí ngô
- Súp rau trộn
- Súp trứng gà
- Súp thịt bò
- Súp cà chua
- Súp cà rốt.
Các mẹ có thể tìm hiểu thêm một số công thức khác để giúp cho bữa ăn dặm của trẻ trở nên phong phú và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc để đảm bảo không gây ngộ độc trong quá trình sử dụng.
Cách nấu súp cho bé ăn dặm đạt hiệu quả

Món súp đơn giản dễ làm cho trẻ ăn dặm
Dưới đây chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể về món súp gà mộc nhĩ để hướng dẫn các bạn cách nấu súp cho bé ăn dặm để các bé không thấy nhàm chán trong mỗi bữa ăn.
1. Nguyên liệu gồm có: Thịt nạc đùi, ngô non, cà rốt lòng đỏ trứng gà, nấm mèo, rau mùi, hành lá, bột năng, và một ít gia vị nêm nếm.
2. Cách nấu như sau:
- Rửa sạch các nguyên liệu, luộc gà sau đó xé nhỏ, mộc nhĩ băm nhuyễn, sử dụng nước luộc gà để nấu cháo.
- Gọt vỏ, rửa sạch cà rốt, mộc nhĩ cắt nhỏ hình hạt lựu, cắt chân nấm hương cho trẻ dễ ăn.
- Đổ nước luộc gà vào nồi khác, sau đó đun sôi, cùng lúc đó thì xào thịt gà cùng với nấm hương và cho ít gia vị.
- Đổ các nguyên liệu vào nồi nước luộc gà.
- Nước sôi tiếp tục cho lòng đỏ trứng vào khuấy đều.
- Nước sôi lần 2 thì cho bột năng vào khuấy đều hỗn hợp khoảng 2 phút sau đó cho hành lá và mùi đã cắt nhỏ vào nồi.
- Múc súp ra tô để nguội sau đó có thể dùng.
Đây chỉ là một ví dụ cụ thể về món súp gà, ngoài ra các mẹ có thể tham khảo thêm các công thức khác để cải thiện bữa ăn cũng như kích thích vị giác cho trẻ bằng nhiều món ăn khác nhau.
Lưu ý trong quá trình ăn dặm cho trẻ

Thay đổi món ăn dặm liên tục để kích thích quá trình ăn của trẻ
Cho bé ăn dặm cần lưu ý vấn đề sau:
- Trẻ nên ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi là tốt nhất, không nên cho trẻ ăn quá sớm vì hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển đồng bộ.
- Trong quá trình ăn dặm cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, Vitamin, chất xơ để giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh.
- Để giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn mẹ cần thường xuyên thay đổi các món ăn cũng như khẩu phần ăn, kích thích vị giác cho trẻ bằng các món ăn như phô mai, yaourt,...
- Không nêm muối, đường vào thức ăn dặm của trẻ.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có đạm cao trong thức ăn của trẻ, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi khó hấp thu, kém tiêu hoá chẳng hạn như pate gà, ốc, sò,...
- Nếu gia đình có người có tiền sử dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì không nên chế biến cùng loại thực phẩm đó cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên ăn dặm các loại hạt.
- Nên cho bé ăn theo lượng từ từ, tăng dần và đặc biệt là phải xay thật nhuyễn để tránh trong lúc ăn bị mắc họng,...
- Với các bé dưới một tuổi, bên cạnh việc ăn dặm vẫn cần bổ sung thêm 500-600ml sữa mỗi ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Có thể hầm xương bò và lấy nước dùng để nấu cháo, tuy nhiên không lặp lại thường xuyên vì có khả năng làm rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ.
- Cho trẻ uống nước hoa quả từ tháng thứ 6 trở đi, uống một lượng vừa đủ, tránh các tình trạng phát ban, tiêu chảy ở trẻ
Qua bài viết trên, các mẹ chắc hẳn đã biết được cách nấu súp cho bé ăn dặm sao cho chất lượng rồi đúng không nào? Bên cạnh đó, các mẹ cũng cầm lưu ý thay đổi món ăn thường xuyên để giúp cho bữa ăn của trẻ trở nên đa dạng, phong phú mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng giúp cơ thể bé phát triển một cách đồng bộ.
- Lọc theo:
- Tất cả
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5