Người lớn luôn nghĩ rằng trẻ con ngây thơ không biết gì nên cứ phán xét ngoại hình của trẻ một cách vô tư mà không biết được rằng nó gây ra tác hại khôn lường tới tâm hồn ngây thơ ấy của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân bệnh tự kỷ phát sinh ở trẻ nhỏ? Hãy tìm hiểu bài viết sau nhé.
Người lớn luôn nghĩ rằng trẻ con ngây thơ không biết gì nên cứ phán xét ngoại hình của trẻ một cách vô tư mà không biết được rằng nó gây ra tác hại khôn lường tới tâm hồn ngây thơ ấy của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân bệnh tự kỷ phát sinh ở trẻ nhỏ? Hãy tìm hiểu bài viết sau nhé.
Chúng ta đã rơi vào trường hợp gặp lại một người bạn hay anh em họ hàng gì đó thì khi thấy con bạn câu đầu tiên họ nói với bạn rằng bé bạn nhìn ỐM THẾ, BÉO THẾ, BÉ NHÌN GIÀ NHỈ, …. Nghe như bị dội gáo nước lạnh vào mặt vậy nhưng chúng ta cũng phải cười trừ mặc dù trong lòng không vui vẻ chút nào.
Tương tự như thế cả khi chúng ta giao tiếp với trẻ nhỏ thường hay để ý tới ngoại hình của trẻ rồi đưa ra những lời lẽ tưởng như chúng không biết gì mà vô tư nói:
Cũng giống như một người lớn đi đâu cũng bị chê béo/ gầy, một cô gái chưa lấy chồng đi đâu cũng bị hỏi “Cưới chưa”, “bao giờ cưới”, “vẫn chưa cưới à”, trong một năm, một đứa trẻ có thể nghe HÀNG NGHÌN LẦN câu “gầy quá”, “nhát quá”, “chậm quá”….
Mặc dù đó là câu nói nửa đùa nửa thật nhưng chúng ta đã vô tình làm tổn thương đên tinh thần của bé. Có thể trẻ chưa hiểu hết được câu nói mà người lớn nói về mình nhưng qua cử chỉ giọng điệu trẻ cảm nhận được đó là điều tốt hay điều xấu. và khi nghe được những câu như vậy trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu khi người khác phán xét mình một cách sỗ sàng như vậy.
Từ những lời nói như vậy chúng ta đã trực tiếp hại trẻ khiến trẻ mất đi sự tự tin, mặc cảm với mọi người. Lâu dẫn có thể khiến trẻ trở nên tự kỉ và không nhận ra được giá trị thật sự của bản thân mình. Theo thực tế cho thấy, một người có thông minh đến mấy nếu không tự tin thì không thể phát huy được tài năng của bản thân mình.
Chê bai trẻ khiên trẻ dễ bị tự kỷ ( ảnh minh họa).
Thay vì thể hiện sự quan tâm đến những điều bé đang làm, sở thích của bé, những đức tính tốt đẹp của bé, người lớn chúng ta lại thường chăm chăm đến cân nặng, chiều cao, vẻ bề ngoài của một đứa trẻ. Liệu béo- gầy-xinh-xấu là tất cả những gì quan trọng nhất mà chúng ta muốn con em mình nghe?
Do vậy, đừng chê bai nhận xét về ngoại hình của bé chúng ta hãy giao tiếp với bé bằng những lời khen như bé thật đáng yêu, bé tốt bụng quá, “bé ơi cố lên sắp tới đích rồi”,…. Một chút suy ngẫm về lời nói sắp nói ra với trẻ có thể giúp chúng cảm thấy được yêu thương, tôn trọng, cảm thấy mình được quan tâm, ghi nhận, được cỗ vũ và quan trọng hơn đó là trẻ được là chính trẻ không là ai khác.
Hãy giao tiếp với trẻ nhiều hơn (ảnh minh họa)
Và để dạy trẻ tế nhị thì người lớn chúng ta cũng phải tế nhị khi nhắc nhở, giáo dục trẻ trong việc giao tiếp và vấn đề nhận xét người khác. Bạn đừng phủ nhận khi nghe con trẻ nhận xét về một ai đó mà hãy chỉ cho bé biết được rằng “Con nhận xét một ai đó một cách chân thật là một việc làm tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu con thể hiện một cách khéo léo để không làm họ buồn”.
Và người lớn ơi, trẻ con thành nhân là nhờ giáo dục không chỉ từ bố mẹ mà còn từ môi trường. Mong người lớn hãy tôn trọng trẻ vì trẻ là một phiên bản đặc biệt – duy nhất của chính mình.
Cảm ơn mọi người đã cùng đọc và chia sẻ!