Cai sữa là một trong những giai đoạn nuôi con quan trọng nhất và là giai đoạn khó khăn nhất với các bà mẹ khi nhiều bé bị sốc sau khi cai sữa, không chịu hợp tác hay quấy khóc. Vậy thời điểm nào thích hợp để cai sữa cho bé? Những kinh nghiệm cai sữa cho trẻ đúng cách và hiệu quả là gì? Bài viết sau đây của Baby Food sẽ giải đáp các thắc mắc của đó của các mẹ.
Cai sữa là gì?

Cai sữa cho trẻ là một trong những giai đoạn khó khăn nhất với các mẹ
Cai sữa là việc mẹ ngừng cho trẻ bú trực tiếp hoặc trẻ có thể tự động ngừng bú, thường gặp khi bé đủ tuổi để có thể nhận được các chất dinh dưỡng từ việc ăn dặm và các loại sữa bên ngoài. Bất kỳ một người mẹ nào sinh con và nuôi con cũng trải qua giai đoạn này. Đây là giai đoạn thể hiện “bước ngoặt” của trẻ ở những năm tháng đầu đời.
Những nguyên nhân cai sữa cho trẻ
Các mẹ có thể cho con cai sữa khi gặp các vấn đề về sức khỏe như không đủ mô tuyến, mất sữa, suy giáp hay đã từng phẫu thuật vú khiến cho việc cho con bú trở nên khó khăn hơn.
Một số mẹ khác có thể chưa vượt qua được những thách thức như bị những cơn đau kéo dài khi cho con bú hay việc trẻ bú thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhan sắc của mẹ, đặc biệt ở vùng ngực nên cũng không ít bà mẹ cai sữa sớm cho trẻ để giữ nhan sắc của mình. Ngoài ra, hoàn cảnh công việc cũng có thể là những nguyên nhân cai sữa cho bé.

Nên cho con cai sữa khi mẹ đang gặp các vấn đề sức khỏe
Khi nào nên cho trẻ cai sữa? Những dấu hiệu nhận biết
Học viện Nhi khoa (AAP) khuyến nghị các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì trong 2 năm đầu đời. Tùy thuộc điều kiện thể chất và hoàn cảnh, mỗi người sẽ lựa chọn thời điểm để cai sữa cho con khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ nên cai sữa cho con khi bé được 18 - 24 tháng tuổi và đang có sức khỏe tốt, không cai sữa khi trẻ đang bị ốm hay đang bị thiếu chất dinh dưỡng.
Các mẹ có thể nhận biết một số dấu hiệu khi trẻ “sẵn sàng” cho việc cai sữa như:

Có thể cai sữa khi trẻ đã hoạt động tốt hơn
- Trẻ đã biết nói những cụm từ cơ bản hay có thể diễn đạt mong muốn bằng một câu ngắn hay những hành động đơn giản.
- Trẻ tự ngồi thẳng mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ từ người thân. Đây chính là dấu hiệu khi hệ thần kinh và hệ vận động của trẻ đã phát triển tương đối, xương cứng cáp hơn và có khả năng tự đề kháng khi không còn bú sữa mẹ.
- Trẻ đã có khả năng vận động cơ hàm - nhai, nuốt các loại cháo xay mịn, cháo loãng. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển và bắt đầu thích ứng các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
- Trẻ bắt đầu nhận biết màu sắc và chú ý đến những thứ xung quanh nhiều hơn và không nằm yên khi bú.
Những cách giúp mẹ cai sữa cho trẻ đúng cách
Để áp dụng cai sữa cho trẻ hiệu quả và dễ dàng hơn, bạn có thể áp dụng một số mẹo đã được nhiều mẹ áp dụng thành công dưới đây:
- Hóa trang cho bầu ngực: Các mẹ có thể vẽ những hình thù kỳ dị lên ngực, dán băng dính hoặc nếu cai sữa khi trẻ đã có khả năng nhận biết về màu sắc thì có thể dùng son, màu vàng của nghệ hay đỏ của củ dền để trẻ cảm thấy ngực mẹ có sự thay đổi, trẻ sẽ không đòi bú nữa. Đây là một trong những mẹo cai sữa cho trẻ và được áp dụng khá phổ biến.
- Làm mất sữa: Mẹ có thể dùng các loại thuốc an toàn hay một số loại thực phẩm như lá lốt, lá dâu, hoa nhài... để làm mất sữa. Trẻ bú mẹ sẽ thấy không có sữa thì một thời gian sẽ chán và không bú nữa.

Lá lốt được sử dụng để làm mất sữa mẹ
- Bổ sung các bữa ăn trong ngày nhiều hơn cho trẻ: Mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ với những món dễ ăn, ngon miệng, trang trí đẹp vừa để kích thích trẻ ăn vừa để trẻ không thấy cảm giác đói, giảm đòi bú mẹ.
- Đánh lạc hướng trẻ bằng những hoạt động thay thế: Khi nắm rõ khoảng thời gian hoặc thời điểm trẻ có những dấu hiệu muốn bú sữa, các mẹ có thể cho bé chơi những trò vận động, vui nhộn, đưa bé đi dạo để thay đổi không khí hay dùng những cách khác như ôm, xoa bóp, nắm tay, xoa lưng… để âu yếm con.
- Cho trẻ ngậm ti giả từ nhỏ: Khi trẻ được 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ti mẹ lẫn ngậm ti giả. Việc ngậm ti giả từ nhỏ sẽ giúp trẻ dễ dàng quen với việc rời vú mẹ. Dần dần, trẻ sẽ thích nghi được và chuyển sang bú sữa bình thay vì đòi bú mẹ như trước.
- Dùng thuốc đắng Cloxit: Nghiền nát thuốc này với nước rồi bôi lên ti mẹ để khi ngậm vào thấy đắng, trẻ sẽ nhả núm vú ra và không còn muốn ti nữa. Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là loại thuốc an toàn.
Một số lưu ý khi cai sữa cho trẻ

Hãy cho bé tập ngậm ti giả trong quá trình cai sữa
Trong quá trình cai sữa, các mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Không thực hiện việc cai sữa quá sớm, khi trẻ vẫn chưa sẵn sàng hoặc chưa có đủ các thức ăn phù hợp để thay thế cho sữa mẹ.
- Khi áp dụng các biện pháp làm mất sữa, mẹ có thể cảm giác đau rát vì lúc đầu, trẻ sẽ cắn và cố kéo để bú sữa.
- Nên chú ý đến trẻ nhiều hơn để kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt khi ngưng bú sữa mẹ.
- Thực hiện các phương pháp để trẻ ngừng bú mẹ một cách chậm rãi, không đột ngột quá để tránh việc trẻ cảm thấy sốc, lạ lẫm với việc thiếu sữa mẹ và trở nên biếng ăn.
- Không nên cai sữa vào mùa hè nóng nực hay thời điểm giao mùa vì trong thời gian này, trẻ chưa thích nghi và có xu hướng khó chịu, biếng ăn, bị mất khẩu vị, bị mất nước nên việc cai sữa sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Như vậy, bài viết này với những hướng dẫn về thời điểm lý tưởng cũng như các cách cai sữa cho trẻ đúng cách và hiệu quả, chắc hẳn các mẹ đã cảm thấy cai sữa không còn là nỗi lo lắng nữa rồi. Các mẹ hãy kiên trì áp dụng để có được những thành quả như mong đợi nhé!
- Lọc theo:
- Tất cả
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5