Vitamin tổng hợp cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ trong giai đoạn thai kì. Nếu mẹ bổ sung đúng cách sẽ góp phần quan trọng giúp mẹ có một thai kì ổn định, em bé phát triển khỏe mạnh.
Vitamin tổng hợp cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ trong giai đoạn thai kì. Nếu mẹ bổ sung đúng cách sẽ góp phần quan trọng giúp mẹ có một thai kì ổn định, em bé phát triển khỏe mạnh.
Những điểm quan trọng bạn nên biết về vitamin tổng hợp cho bà bầu
Vitamin tổng hợp cho bà bầu đã được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Bởi lượng vitamin và khoáng chất lúc này không chỉ cung cấp cho một người mà là hai người (đối với các mẹ mang đa thai thì lượng vitamin và khoáng chất cần thiết lớn hơn rất nhiều).
Ngoài ra việc cơ thể bị thiếu vitamin còn khiến mẹ và bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó việc bổ sung vitamin tổng hợp đối với mẹ bầu là hoàn toàn cần thiết.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vitamin tổng hợp dành cho mẹ bầu. Mỗi loại đều có những thành phần khác nhau. Mẹ nên chọn những sản phẩm có hàm lượng Acid folic, hàm lượng DHA/EPA, sắt, canxi và các loại vitamin A, D, D3 và các vitamin nhóm B. Mẹ bầu tùy vào sức khỏe của mình để chọn sản phẩm hợp lí.
Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp mẹ bầu cần quan tâm đến các thông tin như: lựa chọn nhà sản xuất uy tín, hạn sử dụng, các thành phần… Các thông tin này thông thường sẽ được nhà sản xuất in trên nhãn mác của sản phẩm.
Một viên vitamin tổng hợp cho bà bầu thông thường sẽ có các thành phần chính như:
- Acid folic.
- Sắt.
- Vitamin D.
- Canxi.
- Vitamin E.
- Vitamin B1.
- I - ốt.
.....
Đối với những mẹ bầu có tiền sử bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý đến các hàm lượng như là vitamin A và I - ốt có trong các sản phẩm vitamin tổng hợp này. Do có một số loại có hàm lượng cao cũng sẽ không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu không nên sử dụng các loại thuốc lá, thuốc thảo mộc khi chưa có sự kiểm tra chắc chắn về các thành phần của thuốc, tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là các vitamin và khoáng chất cần có trong vitamin tổng hợp cho bà bầu đối với sức khỏe sự phát triển của thai nhi.
*Sắt: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra máu. Ngoài việc giúp cơ thể người mẹ vận chuyển Oxy đi nuôi các tế bào trong cơ thể, thành phần Protein có trong sắt còn đóng vai trò trong việc đưa khí CO2 trong bào thai để thải ra bên ngoài.
Nhu cầu về sắt tăng theo sự phát triển của thai nhi, nhất là chu kì giữa và cuối của thai kì. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày đối với mẹ bầu là từ 30 – 60mg/ngày.
Điều này giúp mẹ bầu phòng ngừa được các bệnh do thiếu máu gây ra. Cũng như cho con yêu phát triển khỏe mạnh. Chế độ ăn đối với mẹ bầu cũng được bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: rau bina, thịt đỏ, chuối, ức gà, hải sản…
Thiếu sắt mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các biến chứng hay gặp như: sinh non, nhẹ cân, thai lưu thậm chí còn có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.
*Acid Folic: Đóng vai trò chính trong quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Khi em bé ở những tuần đầu tiên – lúc này hệ thần kinh của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Quá trình này sẽ diễn ra liên tục từ những ngày đầu và kết thúc ở ngày thứ 28 của giai đoạn thai kì, tức là trong tháng đầu tiên..Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đầy đủ lượng Acid folic đối với bà bầu có tác dụng giảm tới 70% các bệnh về ống thần kinh ở thai nhi.
Một số các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên uống bổ sung Acid folic trước thời điểm mang thai khoảng 2 tháng để đảm bảo cho sự phát triển của con yêu tốt nhất. Sự thiếu hụt Acid folic ở mẹ bầu ngoài việc hệ thần kinh thai nhi bị tổn thương còn khiến thai nhi bị các bệnh về tim mạch, cơ thể phát triển không được hoàn thiện, mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật.
Acid folic là thành phần folate có nhiều trong các loại thực phẩm như: cải làn, súp lơ xanh, gan gia cầm, măng tây, rau chân vịt, các loại quả có múi… Tuy nhiên việc bổ sung thực phẩm giàu folate thông qua chế độ ăn hàng ngày vẫn chưa đáp ứng đủ lượng Acid folic cần thiết, mẹ bầu vẫn nên bổ sung 400 micorgrams Acid folic mỗi ngày có trong các viên viamin tổng hợp cho bà bầu.
*Canxi: Giúp cho quá trình hình thành và phát triển cơ và xương của thai nhi. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của hàm răng của thai nhi và trẻ nhỏ.
Việc bổ sung canxi đủ và đúng cách còn giúp thai nhi có cơ tim ổn định và khỏe mạnh. Góp phần trong việc điều hòa hệ cơ và sự vận chuyển của hệ thần kinh. Trong quá trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai kì mẹ bầu luôn được các bác sĩ khuyên bổ sung canxi.
Nhu cầu canxi đối với mẹ và thai nhi tăng dần theo sự phát triển của con yêu. Nếu như lượng canxi trong tam cá nguyệt đầu tiên là 800mg và 1000mg đối với tam cá nguyệt thứ hai thì đến tam cá nguyệt thứ ba lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của thai nhi tương đương 1500mg.
Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm: sữa, rau có màu xanh đậm, tôm cua, hải sản…
Sự thiếu hụt canxi ở mẹ bầu sẽ gây ra các triệu chứng thường gặp như: người mệt mỏi, tê chân tay, chảy máu chân răng, mất ngủ, khó ngủ, đau lưng, mỏi người. Việc mẹ bầu thiếu canxi còn khiến trẻ sau khi sinh mắc các bệnh như: Còi xương, chậm phát triển, cơ thể phát triển dị dạng, mắc các bệnh mãn tính về hệ hô hấp.
*DHA/EPA: Viết tắt của từ Docosa – Hexaenoic – Acid và Eicosapentanneoic là một loại acid béo (Omega - 3). DHA và EPA đóng vai trò trong việc phát triển trí não thai nhi. Chiếm tới 60% khối lượng của võng mạc và là thành phần chính trong việc cấu thành của chất xám.
Mẹ bổ sung hàm lượng DHA đầy đủ và đúng cách giúp thai nhi phát triển trí não vượt trội. Em bé khi sinh ra sẽ có các chỉ số IQ và EQ cao hơn những em bé khác. Ngoài ra DHA còn có đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển thị giác của trẻ.
Thành phần axit béo có trong DHA còn giúp thai nhi phát triển ổn định về cân nặng, giảm các nguy cơ về nhẹ cân và sinh non. DHA còn ảnh hưởng đến kích thước vòng đầu, chiều dài của trẻ.
Nếu DHA đóng vai trò lớn đối với sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi thì EPA giữ vai trò chính đối với quá trình dẫn truyền trong hệ thần kinh, góp phần tăng khả năng đưa DHA thông qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi.
DHA và EPA còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đối với mẹ bầu như: tiền sản giật, đái tháo đường thai kì. Giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ và trầm cảm sau sinh.
Omega – 3 có nhiều trong các thực phẩm: cá hồi, dầu gan cá tuyết, hàu, cá thu, tôm, cua…
Mẹ bầu nạp Omega – 3 thông qua thực đơn hàng ngày là chưa đủ với nhu cầu phát triển của thai nhi. Mẹ cần đảm bảo bổ sung lượng Omega – 3 nhiều hơn trong các tháng cuối thai kì. Ở giai đoạn này mỗi ngày thai nhi cần tới 2,2g EFAs.
*Vitamin A: Là một trong các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Vitamin A góp phần lớn vào việc phát triển toàn diện của mắt. Vitamin A sẽ được chuyển từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kì thông qua nhau thai.
Vitamin A còn được biết đến với vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và làm tăng khả năng hấp thụ chất béo cho thai nhi, giúp mẹ nhanh chóng hồi phục cơ thể sau sinh.
Việc mẹ bầu thiếu lượng vitamin A cần thiết khiến trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như: loạn thị bẩm sinh, khô mắt, rát mắt. Ngoài ra thiếu vitamin A còn khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp. Việc thừa hay thiếu vitamin A cũng làm mẹ và em bé gặp những tác hại.
Lượng Vitamin A cần thiết còn phụ thuộc vào độ tuổi của mẹ bầu. Trong một số các khuyến nghị dành cho mẹ bầu lượng viamin A đối với những mẹ trong độ tuổi từ 20 – 29 là 650 micrograms RAE tương đương với 2.145 IU, những mẹ trong độ tuổi từ 30 trở lên khoảng 700 – 780 micrograms RAE tương đương với 2.310 – 2574 IU.
Vitamin A có nhiều trong các rau củ: cà rốt, cà chua, bí ngô, rau diếp, rau dền, khoai lang, ớt chuông…. Và trong một số thực phẩm khác như: Trứng, gan động vật, hải sản, thịt bò…
*I - ốt: Là thành phần khoáng chất giúp cơ thể sản xuất ra hormone tuyến giáp. I - ốt hỗ trợ cho mẹ bầu và thai nhi phát triển ổn định. Các hoạt động của não, tim và sự chuyển hóa dinh dưỡng giữa mẹ và con được thông suốt. I – ốt giữ tác dụng trong quá trình trao đổi chất của thai nhi. Đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của bé.
Việc thiếu I - ốt có thể khiến mẹ bầu gặp các nguy cơ sinh non, thai lưu hay tử vong đối với trẻ sơ sinh. Thiếu I - ốt đối với thai nhi hoặc trẻ nhỏ khiến tuyến giáp của trẻ phát triển chậm dẫn đến trẻ nhận thức kém, tiếp thu chậm, chỉ số IQ thấp.
Trong một số nghiên cứu còn chỉ rằng việc thiếu hụt I - ốt đối với mẹ bầu còn là nguyên nhân khiến trẻ mắc ADHD – một chứng bệnh tăng động giảm chú ý. Trẻ dễ nổi nóng, rối loạn hành vi. Và là một phần nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ đối với trẻ sau này. Phụ nữ có thai mỗi ngày nên bổ sung khoảng 50mcg.
I - ốt có nhiều trong sữa bò, sữa chua,, khoai tây, gà tây, các loại đậu trắng…
Ngoài ra mẹ bầu tránh sử dụng các loại nước uống có ga, cà phê, chất kích thích… Chế độ ăn, ngủ, nghỉ khoa học của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé, cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Việc có chế độ ăn uống hợp lí góp phần cung cấp các thành phần thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Giúp mẹ và bé khỏe mạnh và an toàn. Tuy nhiên việc hấp thu các vitamin và khoáng chất qua thực đơn hàng ngày không đủ với nhu cầu của cơ thể.
Mẹ bầu cần sử dụng thêm các sản phẩm vitamin tổng hợp khác để giúp mẹ và con phát triển toàn diện.
1. Một số mẹ bầu tin rằng chỉ cẩn bổ sung 1 viên vitamin tổng hợp là đủ cho nhu cầu vitamin của cả thai kì: Thực tế mẹ nên dùng 1 viên vitamin tổng hợp mỗi ngày. Nhu cầu vitamin tăng cùng với sự phát triển của thai nhi.
2. Trong viên vitamin tổng hợp cho bà bầu có cả sắt và canxi: Mẹ nên biết sắt là khoáng chất rất khó hấp thu. Việc bổ sung sắt sai cách sẽ khiến mẹ và bé không hấp thụ được dưỡng chất này. Mặt khác canxi là thành phần cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Do đó trong 1 viên vitamin tổng hợp không đồng thời có 2 thành phần khoáng chất này. Mẹ nên uống 2 loại cách nhau khoảng 2 tiếng để đảm bảo cho sự hấp thu tốt nhất.
3. Vitamin tổng hợp cho bà bầu có hàm lượng các vitamin càng cao thì càng tốt: Sai lầm này xuất phát từ suy nghĩ “càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên như chia sẻ ở trên một số loại nếu bổ sung với hàm lượng cao dẫn đến các tác dụng ngược.
4. Viên vitamin tổng hợp cho bà bầu đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, có thể thay thế hoàn toàn dinh dưỡng cho mẹ bầu: Suy nghĩ này cực kì sai lầm của rất nhiều mẹ bầu. Viên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu là sự tổng hợp của các loại vitamin thiết yếu đối với sự phát triển của thai nhi không hoàn toàn thay thế được bữa ăn hàng ngày. Ngoài các dưỡng chất cần thiết, mẹ bầu còn cần rất nhiều lượng năng lượng khác như: tinh bột, đạm, chất xơ…
5. Nên uống vitamin tổng hợp càng sớm càng tốt: việc bổ sung các vitamin và khoáng chất đối với bà bầu là cần thiết. Tuy nhiên mẹ nên xem kĩ các thành phần có trong sản phẩm. Có một số loại nếu bổ sung sớm sẽ không có tác dụng tốt. Ví dụ như Canxi nếu bổ sung sớm quá dẫn đến nhau thai sớm bị canxi hóa, thai nhi sẽ hấp thụ kém dinh dưỡng trong những tháng cuối thai kì. Mẹ bầu chỉ nên bổ sung canxi trong 3 tháng cuối của thai kì.
Mẹ bầu bổ sung vitamin và khoáng chất từ tự nhiên thông qua bữa ăn hàng ngày là rất tốt. Tuy nhiên việc chế biến khiến lượng vitamin có trong thực phẩm bị thất thoát hoặc cơ thể không hấp thu được hết các thành phần dinh dưỡng. Mẹ cần sử dụng vitamin tổng hợp để bù lại lượng thất thoát đó.
Buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu bổ sung vitamin tổng hợp. Lúc này cơ thể mẹ vừa trải qua thời gian nghỉ ngơi, các cơ quan trong cơ thể đang sẵn sàng cho một ngày mới. Mẹ bổ sung lúc này sẽ giúp các vitamin và khoáng chất được hấp thụ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nhất là đối với các vitamin D, vitamin A, vitamin E…
- Mẹ không nên chọn sản phẩm vitamin có đồng thời có sắt và canxi. Nếu cần thiết mẹ bổ sung thêm canxi bằng viên nén thông thường.
- Sắt và canxi bổ sung vào thời điểm từ tuần 12 là tốt nhất.
- Thời gian sử dụng sắt và canxi nên cách nhau ít nhất là 2 tiếng.
- Mẹ cũng không nên ăn nhiều đồ có vitamin C trước và sau khi bổ sung sắt.
- Việc bổ sung sắt và canxi chỉ nên dừng sau khi sinh khoảng 3 tháng. Hoặc có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, làm giảm khả năng hấp thu vitamin và các khoáng chất.
- Mẹ cũng nên ăn đa dạng các loại thực phẩm.
- Một số mẹ bầu sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp thường có cảm giác buồn nôn, nhộn nhạo bụng. Trong trường hợp này mẹ có thể uống cách nhật, giúp cơ thể tiếp thu từng chút một. Nếu xảy ra trong thời gian dài mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để chọn sản phẩm phù hợp.
- Trường hợp khi sử dụng mẹ bầu bị táo bón thì mẹ nên bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn của mình.
- Nếu mẹ đi ngoài phân xanh thì đó là do cơ thể chưa hấp thu hết thành phần sắt. Mẹ cũng không cần lo lắng. Mẹ nên uống nhiều nước và thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng góp phần vào việc chuyển hóa các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Trước khi sử dụng sản phẩm mẹ nên đọc kĩ thành phần và hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Tránh việc uống quá liều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Một số thuốc sẽ rất khó tan trong dạ dày dẫn đến cơ thể khó hấp thu được các khoáng chất.
- Mẹ bầu có thể chọn các sản phẩm vitamin tổng hợp không chứa canxi để dễ dàng sử dụng, sau đó uống bổ sung canxi ngoài.
Vitamin tổng hợp cho bà bầu giúp mẹ bổ sung các thành phần thiết yếu giúp con yêu khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Mẹ bầu cũng nên chú trọng đến chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Luôn giữ tinh thần thoải mái, chuẩn bị mọi thứ tốt nhất cho việc chào đón thành viên mới của gia đình. Chúc mẹ và bé có một thai kì an toàn và mạnh khỏe.