12/11/2020
651 lượt xem

Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai lần đầu

Mang thai lần đầu ắt hẳn sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong đời của người phụ nữ khi bước sang trang mới. Tất cả những thay đổi từ hình thể đến tính cách, cảm xúc, những kĩ năng là đều xảy ra một cách tự nhiên nhưng bạn vẫn thấy bất ngờ. Với những chị em lần đầu làm mẹ, việc thiếu kinh nghiệm sẽ là bất lợi cho việc chăm sóc sức khoẻ cả hai mẹ con. Bài viết "Những điều cần biết khi mang thai lần đầu" sẽ đề cập 20 vấn đề sẽ xuất hiện khi bạn lên chức mẹ.

Mang thai lần đầu ắt hẳn sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong đời của người phụ nữ khi bước sang trang mới. Tất cả những thay đổi từ hình thể đến tính cách, cảm xúc, những kĩ năng là đều xảy ra một cách tự nhiên nhưng bạn vẫn thấy bất ngờ. Với những chị em lần đầu làm mẹ, việc thiếu kinh nghiệm sẽ là bất lợi cho việc chăm sóc sức khoẻ cả hai mẹ con. Bài viết "Những điều cần biết khi mang thai lần đầu" sẽ đề cập 20 vấn đề sẽ xuất hiện khi bạn lên chức mẹ.

Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai lần đầu

Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai lần đầu

20 điều mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ trước khi mang thai lần đầu

1. Một số dấu hiệu mang thai

Ngay sau lần quan hệ với bạn tình mà cả hai đều không dùng biện pháp tránh thai nào cả, với tình trạng sức khoẻ ổn định, có thể bạn sẽ dính bầu ngay sau đó khoảng 1 tuần. Tuy nhiên , dấu hiệu mang thai lại xuất hiện cách sau đó cả tháng khi chu kì kinh nguyệt của bạn bỗng nhiên tháng này lại trễ đi vài ngày, trong khi trước đây tháng nào cũng đều như chanh vắt. Nhưng cũng có khi sẽ có yếu tố nào đó khiến các dấu hiệu đó bị coi là "báo tin giả" . Để biết chính xác, bạn hãy dùng  que thử thai để thử. Nếu mang thai, ngoài vấn đề chậm ngày kinh, bạn có thể thấy xuất hiện các triệu trứng như buồn nôn, đau mỏi lưng, tức bụng, thèm ăn đồ chua hay ngọt bất thường, đau và căng bầu ngực, tính tình thay đổi...v.v...

 2. Nên khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai

Nhiều cặp vợ chồng tiến hành khám sức khoẻ định kỳ từ trước khi mang thai để kiểm tra sức khoẻ sinh sản của cả vợ lẫn chồng, để xác xuất thụ thai cao nhất khi có kế hoạch sinh con.  Công việc này cũng sẽ phải được tiếp tục khi người vợ đã được xác định chắc chắn là mang thai sau khi thử que và siêu âm dò thai lần đầu. Bạn phải đến phòng khám chuyên khoa và thăm khám đúng các mốc quan trọng mà bác sĩ đã lên lịch hẹn. Việc khám thai định kì sẽ giúp bạn biết được tình hình sức khoẻ của cả mẹ và bé để có biện pháp xử lý kịp thời nếu không may phát hiện dấu hiệu bất thường.

3. Tìm hiểu lịch sử y tế gia đình

Trước hoặc khi đã mang thai, mẹ bầu cần hỏi mẹ ruột hoặc bà ngoại về lịch sử y tế gia đình để biết các nguy cơ  một số căn bệnh có thể có yếu tố di truyền đến con bạn. Điều này sẽ giúp vợ chồng bạn tính toán kĩ lưỡng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp một cách chủ động để con bạn sinh ra khoẻ mạnh , lành lặn nhất có thể.

4. Tiêm các loại vắc xin khi mang thai

Đây là một việc hết sức quan trọng. Sau kì khám thai đầu, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn nên tiêm một số loại vắc_xin tùy theo mỗi giai đoạn của thai kì . Tiêm vắc_xin sẽ ngăn được một số loại bệnh mẹ có thể mắc trong thời gian mang thai hoặc nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang con ngay từ trong để lại những di chứng đáng tiếc cho em bé khi sinh ra.

Một số người e ngại việc tiêm vắc _xin sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ mẹ và bé, tuy nhiên việc này chưa có bằng chứng chứng minh. Theo các chuyên gia, tiêm vắc_xin khi mang thai mang lại nhiều lợi ích hơn là có hại:

  • Vacxin viêm gan A,  B: nên tiêm bếu bản thân có nguy cơ lấy nhiễm, tiêm không hại tới thai nhi.
  • Vắc_ xin cúm: tiêm trước khi vào mùa dịch cúm.
  • Vắc _xin uốn ván, bạch hầu, ho gà: tiêm khi thai được 27_36 tuần tuổi .
  • Vắc _xin viêm màng não.

Không nên tiêm:

  • Vắc _xin cúm LAIV.
  • Vắc_xin HPV
  • Vắc_xin ngừa sởi, quai bị, Rubella.
  • Vắc _xin ngừa lại liệt IPV.

5. Các giai đoạn mang thai

Trong suốt 9 tháng mang thai sẽ được chia  làm 3 thai kì gọi là tam cá nguyệt: Tam cá nguyệt thứ nhất (thai 1_13 tuần tuổi) , tam cá nguyệt thứ hai ( thai14_ 27 tuần tuổi) và tam cá nguyệt thứ ba ( thai 28_40 tuần tuổi). Ở từng giai đoạn sẽ có những thay đổi khác nhau về hoccmon, huyết áp,hô hấp, sự trao đổi chất.  Các mẹ bầu nên theo dõi những thay đổi này từ những ngày đầu mang thai để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Ở tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu nên tính ngày dự sinh ( sau tuần thứ 40) để chuẩn bị đồ đạc cho em bé và mẹ đi sinh.

6. Bong huyết trong suốt thai kì

Mặc dù chậm kinh là dấu hiệu ban đầu để nhận biết có thai nhưng một số mẹ bầu lại bị chảy máu âm đạo trong thời kì đầu của thai kì khiến các mẹ không khỏi lo lắng.

Tuy nhiên các mẹ bầu có thể yên tâm vì đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên khi trứng di chuyển xuống vòi trứng để chuẩn bị vào buồng tử cung làm tổ.

Có thể phân biệt nó với huện tượng kinh nguyệt bình thường đó là máu này sẽ ra ít, màu đỏ tươi hơn màu máu hàng tháng.

7. Có bầu lên bao nhiêu Kg là đủ?

Cân nặng khi mang thai và cả sau sinh là mối lo lắng của hầu hết các chị em lần đầu mang thai. Tùy thuộc vào chỉ số BMI ( các chỉ số tỉ lệ của cơ thể như chiều cao, cân nặng) trước khi mang thai mà mẹ bầu có thể tự tham khảo để điều chỉnh chế độ thực đơn hằng ngày và suốt thai kì. Nếu trước khi có thai mà cơ thể dư cân nặng thì khi mang thai không cần bổ sung quá nhiều dinh dưỡng và ngược lại. Nên tìm hiểu bé trong bụng thì cần những gì, bao nhiêu là đủ để cân bằng dinh dưỡng sao cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bà bầu nên tăng cân trong khoảng 1,5 đến 2 kg mỗi tháng. Ngoài ra, nên kiểm tra cân nặng đều đặn và thăm khám bác sĩ để được tư vấn nếu tăng ít hơn 1 kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

8. Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mẹ bầu nên bổ sung thêm viên uống Vitamin tổng hợp, Sắt, Canxi ngoài ngoài chế độ ăn hằng ngày để cân bằng dinh dưỡng. Tránh thức ăn đồ uống có chứa hoá chất, chất cồn và Caffeine  dễ gây nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh...v.v...

9. Nên đi lại, vận động nhẹ nhàng

Một vài bài tập nhẹ nhàng như Yoga sẽ giúp mẹ bầu có một cơ thể đầy năng lượng nhờ các chức năng cơ thể được vận hành trơn tru. Sinh con là một quá trình vất vả, người phụ nữ trong cuộc sinh nở mất rất nhiều sức, chỉ có một cơ thể khoẻ mạnh thì quá trình ấy  mới diễn ra được thuận buồn xuôi gió.  Tập luyện cũng giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và cảm giác khó chịu trong thời gian này. Thai nhi cũng sẽ phát triển cứng cáp và tốt hơn với những mẹ chịu khó vận động.

10. Những điều khiến bạn khó chịu khi mang bầu

Hẳn là lần đầu làm mẹ sẽ cực kì khó chịu với những thay đổi bất ngờ như : cảm giác buồn nôn với thức ăn, không thể đứng hoặc ngồi quá lâu, táo bón hoặc đi ngoài nhiều , mệt mỏi uể oải , thường xuyên hạ huyết áp gây chóng mặt..v.v.. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, tăng cường trái cây và ăn nhiều chất sơ hơn để giảm bớt các triệu chứng trên các mẹ nhé.

11. Có ý định du lịch khi mang thai

Du lịch khi đang mang thai cũng là một cách để vận động cơ thể và giải toả những bí bách khó chịu mà mẹ bầu đang trải qua.Tuy nhiên, nếu bạn có ý định đi du lịch xa bằng máy bay thì bạn nên lưu ý: một số hãng bay sẽ từ chối nếu thai của bạn trên 36 tuần. Ở những tháng cuối thai kì, nếu bạn vẫn muốn đi , nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Và nếu bạn mắc vào những trường hợp sau, thì bạn nên tránh đi du lịch:

  • Tiền sử xảy thai
  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường thai kì
  • Cổ tử cung bất thường
  • Tử cung bất thường
  • Từng có tiền sử tiền sản giật hoặc thai ngoài tử cung
  • Bong huyết thai kì nhiều

Như vậy, du lịch trong thai kì là điều bác sĩ khuyên nên làm, nhưng tốt nhất là khi ở thai kì giữa vì lúc này sức khoẻ mẹ đã tương đối ổn định. Còn nếu thai kì cuối thì bạn không nên đi.

12. Nên có những suy nghĩ tích cực

Khi mang thai người mẹ thường hay có tính khí thất thường. Vì vậy, cố gắng suy nghĩ tích cực sẽ giúp mẹ bầu vượt qua được những khó khăn trong thời gian này. Theo các nghiên cứu, tâm lý của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Do đó hãy tìm hiểu và sẵn sàng tâm lý ngay từ khi lên kế hoạch sinh em bé.

13. Không nên làm việc quá căng thẳng

Hãy dành thời gian để chăm sóc sức khoẻ bản thân và em bé để tránh những áp lực của công việc Sau khi sinh xong, mẹ có thể quay lại với công việc.

14. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Nếu mẹ bầu cố làm việc đến sát tháng sinh mới nghỉ ngơi thì nguy cơ sinh con thiếu cân sẽ rất cao. Làm mẹ là một thiên chức cần nhiều thời gian chuẩn bị và đầu tư. Vì vậy đừng bắt cơ thể chịu đựng thêm những áp lực do công việc tạo ra.

15. Tìm hiểu kỹ nơi sinh em bé

Trước khi sinh ít nhất 1 tháng, bạn nên bàn bạc với chồng hoặc gia đình để chọn cơ sở y tế đi sinh.

Nơi sinh cần phù hợp với điều kiện gia đình của bạn. Ngoài ra, hãy vạch ra những tiêu chí về trình độ bác sĩ đỡ đẻ, khâu vệ sinh chăm sóc, khoảng cách từ nhà đến nơi sinh . Khi đã chọn được nơi sinh, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn.

16. Đau đẻ

Gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các cơn đau đẻ giả và cơn chuyển dạ thật sự. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nên báo ngay cho bác sĩ và đến bệnh viện để theo dõi. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của cơn đau đẻ đó là các cơn đau sẽ tăng dần, thời gian giữa các cơn đau ngắn lại và dồn dập hơn. Tập thở là điều tốt nhất lúc đó.

17. Lo sợ

Nỗi sợ hãi khi sinh con khi chuyển dạ càng cho quá trình sinh con diễn ra lâu hơn, hay kể cả việc thiếu kết nối với bác sĩ phụ trách đỡ đẻ cũng vậy. Khi sợ hãi, hoccmone catecholamine trong máu sẽ tăng lên , làm suy yếu các chức năng của tử cung, từ đó làm trì hoãn 1_1,5 tiếng cơn chuyển dạ so với bình thường.

Để tránh các nỗi sợ hãi khi đi đẻ, bạn nên học một khoá học tiền sản.

18. Mua sắm đồ dùng cho bé

Mua sắm những vật dụng cần thiết cho bé như quần áo, bỉm tã, giấy lau khi mẹ bầu còn đi lại khoẻ mạnh để giặt ủi lại, đừng để sát ngày sinh mới đi sắm. Việc làm này làm tăng thêm sợi dây liên kết giữa mẹ và con.

19. Học hỏi cách nuôi dạy con theo khoa học

Nuôi dạy con nhỏ có thể dễ đối với người này nhưng lại khó với người khác, đặc biệt là đối với những chị em lần đầu làm mẹ. Hãy tâm sự và học hỏi kinh nghiệm từ gia đình, bạn bè, bác sĩ, các chuyên gia hoặc đọc sách để việc nuôi dạy con sau này sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn.

20. Tăng cường trí nhớ

Đối lập với các mẹ sau sinh, khi mang thai các mẹ bầu thường có trí nhớ tốt hơn. Mẹ bầu cũng nên bổ sung Omega_3 và các loại thực phẩm hỗ trợ DHA để tăng cường trí nhớ cho cả mẹ và con.

*Những điều cần lưu ý:

  • Khi mang thai lần đầu, nhiều mẹ sẽ thấy vô vàn những thay đổi đến với mình, nên những việc sau đây cũng không phải là việc làm thừa thãi nếu bạn chịu khó tìm hiểu thêm:
  • Tìm một bác sĩ giỏi , có tay nghề chuyên môn vững để đỡ đẻ.
  • Đừng lo lắng mình xấu xí trong những bộ đồ thùng thình , mẹ bầu cần nhất là sự thoải mái.
  • Ngủ ngáy_ điều mà trước đây bạn không tưởng tượng ra. Đơn giản vì màng mũi của bạn sưng lên, sau sinh hiện tượng này sẽ biến mất thôi.
  • Hạn chế mặc áo ngực hoặc mang áo ngực không có gọng, co giãn tốt, loại dành cho mẹ bầu và cho con bú để tránh ảnh hưởng đến bầu ngực
  • Chân phù nề_ nó sẽ mang lại cảm giác vô cùng khó chịu đấy. Bạn hãy kê chân cao hơn một chút kên gối khi ngủ và uống nhiều nước vào ban ngày.
  • ‌Dịch âm đạo có thể sẽ ra nhiều hơn và có mùi. Nhưng nếu xuất hiện dịch màu xanh và kèm máu thì bạn hãy hỏi bác sĩ.
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn, mùi cơ thể sẽ khác hơn so với khi chưa có thai.
  • Da căng ra và hay bị ngứa ngáy.
  • Ham muốn tình dục có thể tăng lên hoặc giảm đi, điều này hoàn toàn bình thường và có tính tạm thời.
  • Khám thai định kỳ để biết tình hình sức khoẻ của cả mẹ và bé để can thiệp kịp thời các trường hợp không mong muốn.
  • Tâm trạng của mẹ sẽ thay đổi không ổn định ,lúc vui lúc buồn lúc lo âu sợ hãi. Hãy tâm sự với chồng hoặc bạn bè để giải toả.
  • Giáo dục sớm thai nhi bằng cách nói chuyện, hát ru, cho bé nghe nhạc thường xuyên  ngay từ khi bé còn trong bụng.
  • Không nên nuôi vật nuôi trong nhà vì lông hay vi khuẩn , bọ trên cơ thể chúng sẽ làm bạn và bé bị dị ứng .Nguy cơ bị lây truyền một số bệnh truyền nhiễm từ chúng cũng rất cao

Sắp xếp xem sẽ có người thân nào sẽ chăm sóc bạn hay làm việc nhà trong thời gian bạn bầu to hơn và khi sinh nở. Nếu không có hãy thuê người có kinh nghiệm làm giúp bạn.

Tóm lại, lần đầu mang thai sẽ gặp phải rất nhiều thay đổi, cuộc đời bạn cũng bước sang trang mới. Hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn sẽ bớt được phần nào lo lắng và chuẩn bị được những kĩ năng để chăm sóc con tốt nhất.

Bạn đang đọc bài viết Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai lần đầu tại chuyên mục Tin Tức , trên Website https://babyfood.com.vn/
0.0           0 đánh giá
Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai lần đầu

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đăng ký để nhận bản tin của chúng tôi.

Nhập Email để có thể nhận được thông tin đầy đủ và mới nhất mỗi khi có khuyến mãi