Lần đầu làm mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi con. Nhất là sau giai đoạn sơ sinh, bé cần được chăm sóc kỹ hơn bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn dặm kiểu Nhật là một trong số những phương pháp dược rất nhiều mẹ áp dụng hiện nay. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mẹ dừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé:
Lần đầu làm mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi con. Nhất là sau giai đoạn sơ sinh, bé cần được chăm sóc kỹ hơn bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn dặm kiểu Nhật là một trong số những phương pháp dược rất nhiều mẹ áp dụng hiện nay. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mẹ dừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé:
Là cách cho bé ăn dặm theo phương pháp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Ăn dặm kiểu Nhật áp dụng cho bé từ mấy tháng? Theo hướng dẫn của bộ Y Tế - Lao động – Phúc lợi Nhật Bản, thời gian ăn dặm phù hợp là khi bé trên 5 tháng rưỡi và đạt được các mốc sau:
- Bé đã giữ vững cổ.
- Bé tự ngồi được
- Bé hứng thú với thức ăn
- Bé ít dùng lưới đẩy thìa ra khi đưa thìa vào miệng.
a/ Bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 5-6 tháng tuổi - gọi là giai đoạn Gokkun:
- Trong giai đoạn này, thức ăn chính của bé vẫn là sữa, thực phẩm ăn dặm là cháo loãng, cháo xay nhuyễn. Cho bé ăn suốt trong tuần đầu tiên để bé làm quen dần.
- Tuần thứ 2 có thể cho thêm một vài loại rau củ mềm, dễ tiêu hóa vào thực đơn. Lưu ý là thức ăn của bé giai đoạn Gokkun cần mềm, trơn, mịn và loãng.
b/ Giai đoạn 2 là Mogu Mogu, áp dụng ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7-8 tháng tuổi:
- Giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ thô, đặc hơn một chút so với giai đoạn 1. Bé làm quen với nhiều loại thức ăn hơn.
- Cũng trong giai đoạn này, mẹ nên phối hợp dần các loại thức ăn để bé làm quen với mùi vị
- Sữa vẫn là thực phẩm chính và xen kẽ 2 bữa ăn dặm.
c/ Giai đoạn thứ 3, bé ăn dặm kiểu Nhật khi được 9-11 tháng tuổi, đây là giai đoạn Kami Kami:
- Mẹ điều chỉnh dần lượng thức ăn để bé tập làm quen.
- Cho bé ăn thô nhiều hơn 2 giai đoạn trước.
- Mẹ có thể cho bé ăn thêm thịt heo, bò, trứng…
- Giai đoạn này mẹ sẽ không mất quá nhiều thời gian chế biến thức ăn cho bé, một số bé có thể tự nhai được rồi.
d/ Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4, thực hiện khi bé được 1 tuổi:
- Ngoài 3 bữa chính, mẹ có thể bổ sung thêm 2 bữa phụ và thêm sữa trong thực đơn của bé.
- Giai đoạn này bé có thể ăn như người lớn, tuy nhiên đồ ăn cần dược chế biến cẩn thận, cắt nhỏ.
e/ Một số lưu ý trong các giai đoạn cho bé ăn dặm kiểu Nhật:
- Thời gian cho bé ăn: buổi sáng lúc 10h, buổi tối trước 19h
- Với bé 6 tháng nên cho ăn 2 bữa ăn dặm/ngày
- Bổ sung 5-10g chất đạm (thịt, trứng, đậu phụ) , 5-30g cháo (gạo, mì…), rau 5-10g (súp lơ, rau chân vịt, cà rốt, bí đỏ…)
- Độ đặc của cháo: tỷ lệ gạo 1 và nước là 10, tăng dần độ đặc của cháo theo giai đoạn
- Thực đơn đa dạng, không gây nhàm chán cho bé.
- Rèn luyện kỹ năng nhai, nuốt cho bé tốt hơn.
- Tạo môi trường để bé thoải mái khám phá đồ ăn.
- Tạo tính kỷ luật, tập trung, tự giác ngồi ăn.
- Kích thích vị giác của bé tốt hơn.
- Bé được tự do chọn lựa, thể hiện cảm xúc thông qua thức ăn.
+ Tinh bột: Cháo gạo, bánh mì, chuối, khoai tây, khoai lang, yến mạch…
+ Đạm: đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, tôm, sữa chua, váng sữa, phomai..
+ Vitamin: cà rốt, bí đỏ, cải bắp, xúp lơ xanh, rau chân vịt, hoa quả (táo, lê, kiwi, chuối…)
Ngoài việc luyện kỹ năng ăn nhai, phân biệt thức ăn và mùi vi cho bé, cha mẹ cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ cần thiết cho quá trình ăn dặm của bé bao gồm:
+ Ghế ăn : ngồi ghế ăn giúp cho hệ tiêu hóa của bé tốt hơn, đồng thời rèn luyện cho bé thói quen ăn uống khoa học, mẹ cũng không cần phải bế con khi cho ăn nữa.
+ Yếm ăn: công cụ này sẽ giúp quần áo của bé sạch sẽ hơn khi con dùng tay khám phá, bốc đồ ăn, tập ăn bằng thìa…
+ Bộ chế biến ăn dặm: bộ bao gồm cốc nẫu cháo, cối, chày, rây, dụng cụ mài và vắt rau củ quả…các vật dụng này sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn cho mẹ khi chế biến đồ ăn cho bé.
+ Hộp, khay trữ đông: việc chế biến quá ít đồ ăn sẽ rất mất công và khó khăn cho mẹ, nhưng nếu chế biến quá nhiều lại không thể dùng hết cùng lúc thì hộp, khay trữ đông chính là cứu cánh cho mẹ. không chỉ giúp mẹ phân chia lượng thức ăn vừa phải cho từng bữa ăn của bé mà còn bảo quản được đồ ăn của bé lâu và tốt hơn.
- Sử dụng gạo, bánh mì, mì dành cho bé để làm cháo.
- Cho bé ăn riêng từng món.
- Xây dừng thực đơn ăn dặm phong phú cho bé.
- Tạo môi trường thoải mái cho bé khi ăn.
- Tập cho bé tự ăn theo từng giai đoạn
- Không đặt áp lực cân nặng trong quá trình cho bé ăn dặm
- Đồ ăn cần đẩy đủ 3 nhóm chất : tinh bột, vitamin, đạm.
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên, màu sắc hấp dẫn.
- Cho bé ăn đúng bữa, đúng giờ để tốt cho hệ tiêu hóa.
- Thay đổi thực đơn thường xuyên để bé làm quen được với nhiều loại đồ ăn khác nhau.
- Không dùng gia vị cho bé dưới 1 tuổi.
Chăm sóc trẻ cần hiểu được vai trò và tầm quan trọng của dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn của bé. Hiểu được nhu cầu ăn dặm của trẻ và giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé, babyfood cung cấp các thực phẩm hỗ trợ quá trình ăn dặm cho bé như bột ăn dặm cho bé, ngũ cốc, mì cho trẻ, nước ép trái cây, phomai, sữa chua…Bên canh dó là hộp trữ đông, bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé…Mẹ có thể chọn mua tại babyfood để có những thực phẩm chất lượng, an toàn, giá cả hợp lý.
Babyfood mang lại những điều tuyệt với nhất để mẹ yên tâm chăm sóc bé.
Đọc thêm:
Cách lựa chọn bột ăn dặm cho bé 4 đến 6 tháng tuổi
Top loại sữa chua tốt nhất cho bé dưới 1 tuổi hiện nay