Sau sinh đau bụng dưới là tình trạng thường hay bắt gặp do co thắt tử cung nhưng những cơn đau này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của sản phụ. Vậy nguyên nhân của những cơn đau này là gì? Có nguy hiểm không? Cùng theo dõi bài viết này của Baby Food các mẹ nhé!
Các mẹ sau khi sinh thường bị đau bụng dưới
Đau bụng dưới là tình trạng khó chịu thường gặp ở các mẹ sau khi sinh và nó thường phát sinh từ những nguyên nhân sau:
Trong quá trình chuyển dạ, các mẹ bị mất một lượng máu khá lớn nên khi sinh xong gặp lạnh sẽ gây nên chứng đau bụng. Khi mẹ cảm thấy bụng của mình mềm đi, xuất hiện những cơn đau ở vùng dưới rốn và cảm giác choáng váng, tim đập nhanh tức là mẹ đã bị đau bụng dưới sau sinh.
Rất nhiều sản phụ gặp phải tình trạng đau bụng dưới sau sinh thường hay sinh mổ do tính chất cơ thể thay đổi sau khi em bé chào đời hoặc cổ tử cung đang co bóp. Máu kết hợp với lượng sản dịch sau khi sinh sẽ tạo nên các cục máu đông bên trong tử cung của mẹ và các cơ của tử cung phải liên tục co bóp để tống những sản dịch ra ngoài làm đau vùng bụng dưới của các mẹ.
Các xương chậu co giãn để nâng đỡ em bé
Trong quá trình mang thai, thai nhi ngày một lớn lên kéo theo trọng lượng tăng đáng kể. Điều này khiến cho các dây chằng và xương chậu của mẹ phải co giãn tối đa để nâng đỡ cơ thể em bé. Sau khi sinh xong, các bộ phận này vẫn chưa thể cân bằng kịp thời để trở về như lúc đầu nên sẽ gây ra trạng thái đau vùng bụng dưới kèm theo đau hông và xương chậu.
So với các trường hợp sinh thường thì sinh mổ dễ gặp tình trạng đau bụng dưới thường xuyên hơn do vết mổ của các mẹ dễ bị nhiễm trùng sau khi sinh, gây nên những cơn đau.
Khi các mẹ vận động mạnh, làm các việc nặng hay phải đi lại nhiều sau khi sinh hoặc quan hệ sớm sẽ khiến tử cung bị tổn thương, dẫn đến các cơn đau ở bụng dưới. Các mẹ thường phải nghỉ ngơi từ 4 – 8 tuần mới có thể tiếp tục sinh hoạt như bình thường.
Quan hệ sớm sau khi sinh dễ làm các mẹ đau nhói ở vùng bụng dưới
Đường tiết niệu của mẹ có thể bị vi khuẩn xâm nhập vào trong quá trình sinh con hoặc do các mẹ vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Ngoài ra, hiện tượng đau bụng dưới xảy ra do bàng quang bị chèn ép trong giai đoạn thai kỳ nhưng vẫn chưa thể về lại kích cỡ ban đầu làm cho khó đi tiểu và có cảm giác đau rát.
Nhiều mẹ thường có thói quen vừa cho con bú vừa nhìn chăm chú vào con để tạo tư thế bú thoải mái nhất cho con. Điều này kéo dài trong thời gian dài sẽ vô tình làm căng các cơ cổ, lưng và gây co bóp, làm nhói vùng bụng dưới của mẹ.
Dù sinh mổ hay sinh thường thì sau khi sinh, các mẹ vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng đau bụng dưới cùng những triệu chứng khó chịu khác. Những cơn đau nhói vùng bụng dưới sau khi sinh sẽ tăng dần và thời gian kéo dài hơn sau mỗi lần sinh con. Thông thường, các mẹ sinh con lần đầu sẽ bị đau bụng dưới nhẹ hơn và cơn đau sẽ không kéo dài. Tuy nhiên, nếu sinh con từ lần thứ hai trở đi thì tình trạng sẽ tệ hơn và tạo cho mẹ cảm giác không được thoải mái.
Đau bụng dưới sau khi sinh cũng là dấu hiệu tốt của cơ thể
Sau sinh bị đau bụng dưới tuy gây những cảm giác khó chịu cho mẹ, nhưng đây là quá trình tử cung đang quay về vị trí ban đầu và hạn chế tình trạng xuất huyết âm đạo sau sinh nên cũng là một dấu hiệu tốt. Hầu như sau khi sinh, mẹ nào cũng gặp tình trạng này nên các mẹ không phải lo lắng rằng nó quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, không vì thế mà các mẹ chủ quan khi bị đau bụng dưới. Thông thường, các cơn đau sẽ tự thuyên giảm trong khoảng 1 tuần. Nếu trong thời gian này, các mẹ sử dụng thuốc Paracetamol nhưng thuốc không có tác dụng và cơn đau kéo dài hơn hoặc đau dữ dội thì đây chính là dấu hiệu nguy hiểm.
Khi bị đau bụng dưới sau sinh, các mẹ có thể xử lý theo một số cách sau:
Hy vọng qua những thông tin trên, các mẹ đã biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng sau sinh đau bụng dưới và các cách khắc phục hiệu quả nhất. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!