Vào những thời điểm giao mùa trong năm, trẻ thường mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở phần mũi. Vì vậy, các bà mẹ rất cần một loại thuốc đặc trị sổ mũi cho bé, tránh để lâu bệnh thêm nặng, khó chữa khỏi dứt điểm.
Vào những thời điểm giao mùa trong năm, trẻ thường mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở phần mũi. Vì vậy, các bà mẹ rất cần một loại thuốc đặc trị sổ mũi cho bé, tránh để lâu bệnh thêm nặng, khó chữa khỏi dứt điểm.
Trong quá trình nuôi dưỡng, bên cạnh vấn đề phải đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ thì việc lựa chọn loại thuốc nào tốt khi trẻ bị ốm cũng là một việc nan giải. Tùy vào từng độ tuổi mà thành phần trong thuốc cũng được quy định rõ ràng và kiểm tra gắt gao, đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sổ mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng có rất nhiều trường hợp trẻ bị sổ mũi dài ngày mà không khỏi cho dù bố mẹ đã dùng rất nhiều biện pháp, nhiều loại thuốc sổ mũi để chữa trị. Điều ấy sẽ chẳng đáng lo với những người đã có kinh nghiệm. Thế nhưng với những ai lần đầu làm cha làm mẹ thì sẽ không khỏi lo lắng, bất an khi thấy trẻ đột nhiên bị bệnh.
Tuy nhiên, nếu tình trạng sổ mũi kéo dài, kèm theo nước mũi màu xanh, đặc quánh thì rất có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm vì thể trạng trẻ còn yếu, xoang dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, nhiễm trùng huyết, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh… Không thể tùy tiện dùng thuốc sổ mũi cho trường hợp này.
Để có thể phòng tránh và chữa trị dứt điểm cho tình trạng sổ mũi của trẻ, các mẹ nên tìm hiểu về những nguyên nhân cơ bản gây bệnh cũng như các loại thuốc sổ mũi dành riêng cho trẻ. Với một lượng thông tin vừa đủ được cung cấp trong bài viết, hi vọng các gia đình sẽ để ý tới dấu hiệu bệnh của trẻ hơn và kịp thời chữa trị.
Sổ mũi là một triệu chứng phổ biến thường không nghiêm trọng. Một khi lớp niêm mạc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, tiết dịch nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi. Khi bị sổ mũi trẻ sẽ rất khó chịu, dễ la khóc, đặc biệt là lúc ăn hoặc lúc bú.
Tuy đây chỉ là một triệu chứng chứ không phải là bệnh lý, không nghiêm trọng và hay xảy ra trong thời gian ngắn hạn như khi thời tiết thay đổi đột ngột gây kích thích niêm mạc mũi bé gây sổ mũi hay nghẹt mũi. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp, bệnh tật gây sổ mũi và nghẹt mũi kéo dài, hơn nữa lại đi kèm các triệu chứng khác khiến tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh cộng với sức đề kháng yếu sẽ dễ khiến trẻ mắc các bệnh cảm cúm, sổ mũi. Tình trạng bệnh sẽ kéo dài nếu hệ miễn dịch bé quá yếu và chưa nhận được sự can thiệp y tế kịp thời hay thuốc sổ mũi phù hợp. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng sổ mũi kéo dài bao gồm:
1/ Cảm lạnh, cảm cúm
Khi thời tiết đột ngột thay đổi, cơ thể trẻ có xu hướng bị nhiễm lạnh dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi và sốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hoặc khỏi sau khi uống thuốc sổ mũi được 1 tuần. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của bé yếu thì triệu chứng này sẽ kéo dài hàng tháng.
2/ Dị ứng
Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật hay không khí bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi,... Khi đó những vật nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được sẽ theo gió đưa vào trong hệ hô hấp của trẻ khiến việc hít thở trở nên khó khăn, có cảm giác như bị nghẹt khiến trẻ trở nên khó chịu, dễ quấy khóc. Điều mẹ cần làm là khám phá nguồn dị ứng, để tránh nó sẽ hữu ích nhất.
3/ Các chất gây kích ứng
Các chất gây kích thích như gió, bụi, khói hóa học, khói thuốc lá và sữa (được đưa lên mũi khi bé bị ọc sữa)… có thể gây kích ứng các niêm mạc mũi. Sự kích ứng này dẫn đến sổ mũi hay nghẹt mũi. Trong trường hợp này, mẹ nên xịt nước muối sinh lý được sử dụng để giúp làm sạch mũi bé và giải quyết sự kích thích.
Mỗi dạng sổ mũi đều có một dấu hiệu riêng và nguyên nhân riêng. Vì thế, với mỗi một dạng bệnh, mẹ phải có cách giải quyết khác nhau cũng như những loại thuốc sổ mũi khác nhau. Khi lựa chọn thuốc cho trẻ, mẹ nên lưu ý đến thành phần xem có chất nào gây ra kích ứng hoặc không phù hợp với trẻ hay không.
Thuốc sổ mũi cũng có rất nhiều loại. Không chỉ có dạng nhỏ, dạng xịt mà hiện nay còn có cả dạng thuốc viên, siro uống, kem bôi đặc trị hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ,… Vì vậy, tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ cũng như lời khuyên từ bác sĩ, mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn những loại thuốc phù hợp với trẻ.
Khi trẻ bị sổ mũi, trước khi điều trị bằng loại thuốc sổ mũi chuyên dụng thì bạn nên vệ sinh sạch mũi bé sạch sẽ bằng chai bơm rửa mũi, cho bé xì hết mũi hoặc hút mũi bằng dụng cụ hút nếu bé chưa biết xì mũi. Sau đó lau thấm khô sạch sẽ bằng khăn xô hoặc khăn giấy mềm.
Sau khi đã vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ, mới sử dụng sản phẩm thuốc sổ mũi mà bạn đã chuẩn bị. Cần cẩn thận trong khi nhỏ mũi cho trẻ vì khi trẻ ngọ nguậy, thuốc sẽ trôi thẳng vào hốc mũi khiến trẻ giật mình, sặc và khó chịu.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc sổ mũi cho trẻ bị làm giả, làm nhái trôi nổi trên thị trường. Nhưng các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đã có BabyFood luôn đồng hành cùng bạn. Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong vấn đề cung cấp các dòng sản phẩm thuốc sổ mũi chất lượng cao, babyfood.com tự tin sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Hi vọng sớm được tư vấn cho bạn!
Đọc thêm:
Cần lưu ý những gì khi lựa chọn thuốc ho cho em bé?
Những lưu ý khi chọn mua thuốc trị sổ mũi, viêm họng
Bí quyết lựa chọn thuốc trị ho cho bé hiệu quả?