Sử dụng thuốc trị cảm cúm sổ mũi sẽ giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng thuốc điều trị đúng cách tại nhà. Bài viết dưới đây, BabyFood sẽ giúp các bạn tìm hiểu về thuốc cảm cúm sổ mũi và một số lưu ý khi dùng thuốc.
Bệnh Cảm cúm sổ mũi xuất hiện quanh năm
Cảm cúm sổ mũi là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do các chủng virut cúm gây ra. Khi bị cảm cúm, bệnh nhân thường bị sốt, cảm giác mệt mỏi, toàn thân đau nhức, rã rời, hắt hơi, đau đầu, cảm lạnh toàn thân trong vài ngày, sau đó chảy mũi và ho, khản tiếng, tức ngực.
Virut là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp cảm cúm thông thường. Có hơn 200 loại virus nhưng Rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất và rất dễ lây. Khi virus xâm nhập cơ thể thông qua miệng hoặc mũi, chúng có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị ho, hắt hơi hoặc nói. Ngoài ra, virus cúm cũng có thể lây lan qua việc bắt tay với người bị cảm cúm hoặc dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, đồ chơi hoặc điện thoại...
Ho, đau đầu, sổ mũi là các triệu chứng điển hình của cảm cúm
Các triệu chứng của cảm cúm thông thường thường xuất hiện khoảng 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với một virus cảm cúm. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Tuy nhiên, trong trường hợp mà chúng ta cần tìm sự hỗ trợ của y tế ngay lập tức như:
Do cúm là một bệnh thường gặp nên bị cúm uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cảm cúm thông thường là bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5-7 ngày, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có một số loại thuốc chữa cảm cúm nhanh giúp giảm các triệu chứng làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị triệu chứng cảm cúm sổ mũi thường dùng:
Có thể dùng các loại viên ngậm để giảm ho
Ho là một phản xạ có lợi cho sức khỏe nhằm tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Nhưng nếu ho ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cần dùng thuốc để giảm ho. trường hợp ho khan có thể dùng Codein, Dextromethophan hoặc các loại thuốc kết hợp Atussin, Decolsin, Rhumenol... Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như Dextromethophan, các thuốc này còn có thêm thành phần kháng Histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Vì thế, chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi.
Nếu ho có đờm có thể dùng các thuốc như Terpin Benzoat, Bromhexin... Các thuốc này có tác dụng làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn (được dùng khi có đờm đặc, quánh) và làm long đờm dễ dàng hơn, nên đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả thông qua phản xạ ho.
Ngoài ra, có thể súc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày giúp làm dịu đau họng và giảm ho.
Đối với triệu chứng sốt, đau họng và nhức đầu nên dùng thuốc Paracetamol (Acetaminophen).Thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ và vừa. Một điểm cần lưu ý khi dùng thuốc này là có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là nếu dùng thuốc thường xuyên và/hoặc lớn hơn so với khuyến cáo (hoặc chỉ định của bác sĩ), hoặc dùng cùng với rượu (tăng nguy cơ ngộ độc cho gan) hoặc ở những người sẵn có vấn đề về gan.
Paracetamol thường dùng để giảm sốt, giảm nhức đầu, đau họng
Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ liều dùng tính bằng mg/kg cân nặng. Vì vậy, trước khi dùng phải biết cân nặng của trẻ là bao nhiêu để tính toán liều lượng phù hợp. Lưu ý, không dùng nhiều thuốc khác nhau có cùng thành phần hoạt chất cùng một lúc để tránh quá liều. Không dùng Aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em, vì có thể gây hội chứng Reye ở trẻ. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao.
Để ứng phó với tình trạng ngạt (tắc) mũi, nhóm thuốc co mạch hay được sử dụng như Naphazolin, Oxymetazolin... Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng xịt hoặc nhỏ mũi, có tác dụng làm co các mao mạch, động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng (mũi hết ngạt và dễ thở).
Chỉ nên dùng các thuốc trên từ 3-5 ngày, nếu không đỡ cần ngừng thuốc và đi khám để được điều trị phù hợp hơn.
Thuốc xịt mũi làm giảm triệu chứng ngạt mũi
Không được dùng thuốc kéo dài, vì nếu lạm dụng sẽ gây viêm mũi do thuốc. Cuống mũi sẽ phù nề và mức độ ngạt mũi của bệnh nhân sẽ tăng lên gây mất ngửi hoặc kém ngửi, mũi khô, đau đầu... Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Thuốc có nhiều nồng độ khác nhau nên cần chọn dùng đúng nồng độ cho từng đối tượng.
Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý (0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày cũng giúp giảm ngạt mũi.
Trên đây là một số thông tin cần thiết liên quan đến thuốc cảm cúm sổ mũi an toàn, bạn có thể tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc hiệu quả nhất. BaBy Food khuyên bạn không dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm, vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus. Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, do thầy thuốc chỉ định dùng.