Khi bước vào độ tuổi từ 1-3 tuổi là lúc trẻ có dấu hiệu ăn ít hơn, lười ăn hay thậm chí là bỏ bữa mà nhiều bậc phụ huynh không biết phải làm gì để khắc phục tình trạng trên. Bài viết này xin được chia sẻ kinh nghiệm từ hơn 100 Mẹ bỉm về các dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn.
Khi bước vào độ tuổi từ 1-3 tuổi là lúc trẻ có dấu hiệu ăn ít hơn, lười ăn hay thậm chí là bỏ bữa mà nhiều bậc phụ huynh không biết phải làm gì để khắc phục tình trạng trên. Bài viết này xin được chia sẻ kinh nghiệm từ hơn 100 Mẹ bỉm về các dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn.
Cha mẹ cần tinh ý phát hiện những dấu hiệu tiền biếng ăn của trẻ để theo dõi;
- Trẻ ăn ít hơn, lượng thức ăn hấp thụ ít hơn so vơí các trẻ cùng trang lứa.
- Trẻ ăn chậm, lâu: đây là một dấu hiệu rõ ràng nhất cho chứng biếng ăn của trẻ.
- Thường ngậm thức ăn nhưng không nuốt, la ó mỗi khi thấy thức ăn.
Các mẹ thường xuyên không để trẻ tự ăn: vì muốn việc ăn của trẻ trở nên nhanh hơn nên các bà mẹ thường xuyên đút cho con ăn hay dùng bánh ăn dặm cho bé tuy nhiên điều này ảnh hưởng tâm lý của trẻ khi ăn. Mẹ đút nhanh nhưng trẻ không muốn, gây nên cảm giác khó chịu cho trẻ, làm trẻ không thoải mái khi ăn.
Không hợp khẩu vị của trẻ: Mỗi người đều có một khẩu vị riêng của mình, cha mẹ đừng nên áp đặt khẩu vị của mình vào khẩu phần ăn của trẻ.
Bữa ăn không được thay đổi món thường xuyên: nhiều bà mẹ thường lươì đổi món cho con, chỉ một món ăn từ ngày này sang ngày khác cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lười ăn của trẻ.
Cho trẻ xem ipad, tivi khi ăn: nhiêù phụ huynh muốn trẻ ngồi yên khi ăn nên thường xuyên sử dụng các phương tiện truyền hình để thu hút sự chú ý của trẻ, song việc này chỉ diễn ra hiệu quả khi có những thiết bị đó, nếu không, trẻ không chịu ăn vì niềm vui của trẻ là sự hiện diện của tivi, ipad chứ không phải niềm vui khi ăn.
Thường xuyên bỏ thuốc trộn vào thức ăn của trẻ: vì muốn đánh lừa khi trẻ bị đau ốm, nhiều cha mẹ sử dụng phương án trộn thuốc vào thức ăn của trẻ, nhiều lần trẻ ý thức được việc đó và không muốn ăn.
Thiếu chất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu thiếu chất mẹ nên bổ sung các loại vitamin tổng hợp để bé đầy đủ chất và cải thiện tình trạng biếng ăn nhé. Và một trong những loại vitamin cải thiện tình trạng này có thể kể đến như: Vitamin tổng hợp cho bé Biocare A,C,D Plus, Centrum kids,...
Hãy cho trẻ ăn khi đói: lúc đói, nước bọt tiết ra enzim kích thích sự thèm ăn của trẻ, như vậy trẻ sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Cha mẹ không nên áp đặt con phải ăn nhiều, ăn nhanh, hãy cho trẻ tự động xúc ăn để tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.
Tạo không khí vui vẻ khi ăn: sự trêu chọc, vui đùa trong bữa ăn sẽ làm giảm không khí căng thẳng, trẻ không còn cảm giác sợ sệt mỗi khi tới bữa nữa.
Thay đổi món ăn, kết hợp "ăn bằng mắt, ăn bằng miệng": cùng là một món ăn nhưng các mẹ tạo hình ngộ nghĩnh thì bé sẽ thích thú với các bữa ăn hơn.
Đối với những trẻ từ 1-2 tuổi trong giai đoạn hoàn thiện răng, trẻ có biểu hiện ê, đau nên các mẹ cần lưu ý nấu những món ăn mềm, dễ nhai, nuốt để không ảnh hưởng đến trẻ.
Sử dụng men cốm, men vi sinh cho bé: hiện nay trên thị trường bày bán những loại men cốm kích thích vị giác của trẻ: bio-acimin là một sự lựa chọn được nhiều bà mẹ tin dùng.
Thông qua bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nếu có con em trong giai đoạn 1-3 tuổi hoặc có những dấu hiệu này sẽ có thể khắc phục được tình trạng này, trẻ ăn vui, khỏe và ba mẹ hài lòng.
Đọc thêm thông tin liên quan:
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả mà mẹ nên xem
Cho trẻ em uống thuốc tăng chiều cao lysine của Úc có tốt không