U máu ở trẻ sơ sinh là bệnh lý khá phổ biến và thường gặp. Mặc dù đây không phải là căn bệnh ác tính và có thể tự hết khi trẻ lớn nhưng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ sau này. Để biết dấu hiệu cũng như cách điều trị u máu ở trẻ, các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nhận biết tình trạng u máu ở trẻ
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được 3 loại u máu ở trẻ, dựa theo hình dạng và đặc tính của u máu như:
Khối u máu thường sẽ xuất hiện ngay sau vài tuần đầu trẻ được sinh ra, thường rõ nhất ở 3 tuần đầu. Từ 2 đến 6 tháng tiếp theo, u sẽ phát triển nhanh hơn sau đó bắt đầu mờ dần và teo lại. Đa số các khối u có thể sẽ biến mất khi trẻ được 3 đến 5 tuổi.
Dấu hiệu để nhận biết u máu ở trẻ sơ sinh là ban đầu các khối u xuất hiện dưới dạng vết bớt đỏ trên bề mặt phẳng, sau đó phát triển thành bướu xốp giống cao su màu đỏ nhô ra khỏi bề mặt da. Thông thường, trẻ sẽ không có cảm giác gì, tuy nhiên tùy vào kích thước có thể dẫn đến hở mà chảy máu và làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Ví dụ, nếu trẻ bị u máu ở ống tiêu hoá hoặc là gan sẽ có triệu chứng như:
Làm thế nào để trẻ hết bị u máu?
Đối với trẻ bị u máu, có đến 80% các trẻ đến độ tuổi từ 3-5 tuổi sẽ tự biến mất nên các mẹ có thể không cần phải can thiệp. Tuy nhiên, việc yêu cầu chữa trị của bác sĩ đưa ra nếu khối u không bình thường hoặc:
Việc điều trị khối u máu ở trẻ sơ sinh có thể sử dụng thuốc để làm chậm quá trình phát triển của khối u, thậm chí là làm teo nhỏ khối u. Các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng biện pháp bắn laser đối với trẻ có tình trạng bị tổn thương loét da. Nếu lựa chọn phương án này các mẹ cần lưu ý:
Để đảm bảo các cách chữa trị phù hợp với từng bé, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành nhé.
Vệ sinh như thế nào đối với trẻ bị u máu?
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị u máu cần cẩn thận và hạn chế tối đa các tình trạng viêm loét cho trẻ, mẹ cần chú ý một số điều sau đây:
Nói tóm lại, u máu ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh lành tính, các bậc phụ huynh cũng không nên quá hoảng sợ hay lo lắng trong lúc này. Việc các mẹ cần làm là chăm sóc trẻ một cách nhẹ nhàng và chu đáo ngay tại nhà. Tuy nhiên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời nếu các vết u máu bị loét và chảy máu nhé.